Mục lục

Chạy Bền Là Gì? Có Mấy Giai Đoạn Và Gồm Những Cự Ly Nào?

Bạn có biết, chạy bền là gì? Lợi ích, tác dụng của chạy bền đối với sức khỏe như thế nào? Chạy bền có mấy giai đoạn và gồm những cự ly nào? Cùng Thể Thao Đông Á theo dõi ngay bài viết bên dưới để có câu trả lời chính xác nhất nhé.

1. Chạy bền là gì?

Chạy bền là một trong những hình thức chạy bộ đường dài cơ bản và người tham gia chạy bền sẽ thực hiện quá trình chạy của mình ở cự ly phổ biến như 800m, 1000m, 1500m, 5000m,… phù hợp với nhiều đối tượng và có tác dụng giúp nâng cao sức khỏe, rèn luyện thể chất khá hiệu quả.

Đây là bộ môn điền kinh được tập luyện rất phổ biến, thu hút được nhiều người yêu thích và tham gia rèn luyện thường xuyên, đặc biệt là các bạn trẻ. Yêu cầu quan trọng nhất khi tham gia hình thức chạy bền đó là người chạy cần có sức dẻo dai và sự bền bỉ để có thể hoàn thành được quãng đường chạy đã đề ra.

Chạy bền là bộ môn điền kinh có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Chạy bền là bộ môn điền kinh có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Thực tế, chạy bền được coi là môn thể thao dễ thực hiện và thường được tổ chức dưới hình thức các cuộc thi marathon thường với mục đích gây quỹ từ thiện. Ngày nay, hình thức chạy bền đang được áp dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới và cả ở Việt Nam, thu hút rất nhiều người tham gia để nâng cao sức khỏe.

2. Lợi ích, tác dụng của chạy bền

Chạy bền là một môn thể thao có nhiều lợi ích, tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Cùng Thethaodonga.com tìm hiểu 10 lợi ích tuyệt vời của bộ môn này nhé.

10 lợi ích, tác dụng của chạy bền đối với sức khỏe:

2.1 Tác dụng của chạy bền giúp nâng cao sức khỏe

Tác dụng của chạy bền giúp nâng cao sức khỏe, giúp các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn và nhờ đó, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tăng hệ miễn dịch, hệ trao đổi chất và hệ bài tiết đều khỏe mạnh hơn. Người thường xuyên chạy bền luôn cảm thấy tràn đầy sức sống, khỏe mạnh và ít bị ốm vặt.

Tác dụng của chạy bền giúp nâng cao sức khỏe

Tác dụng của chạy bền giúp nâng cao sức khỏe

Đặc biệt, chạy bền sẽ giúp người tập gia tăng sức bền cực tốt, giúp bạn bền bỉ hơn trong mọi hoạt động thể dục thể thao hay công việc thường ngày. Đây là lợi ích cơ bản của chạy bền ai cũng có thể đạt được.

2.2 Chạy bền giúp đốt cháy calo, giảm cân hiệu quả

Có thể bạn chưa biết, chạy bền đường dài có tác dụng đốt cháy được nhiều calo hơn bất cứ hình thức chạy bộ nào, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Việc duy trì chạy bền thường xuyên sẽ giúp cơ thể tiêu hao được lượng calo đáng kể, giúp đánh tan mỡ thừa và hỗ trợ quá trình giảm cân rất hiệu quả giúp cơ thể, vóc dáng của bạn thon gọn, săn chắc hơn một cách tự nhiên mà không cần phải sử dụng các thực phẩm chức năng hay phẫu thuật thẩm mỹ.

Chạy bền giúp đốt cháy calo, giảm cân hiệu quả

Chạy bền giúp đốt cháy calo, giảm cân hiệu quả

2.3 Chạy bền có tác dụng giúp ngủ ngon hơn

Một nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, tham gia chạy bền thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện giấc ngủ rất tốt, giúp dễ ngủ hơn, ngủ ngon hơn và sâu hơn so với người không vận động hoặc lười vận động. Đặc biệt, những người chạy bền luôn cảm thấy thoải mái và sảng khoái, tràn đầy năng lượng mỗi sáng sau khi thức dậy.

2.4 Chạy bền tốt cho hệ tim mạch

Một tác dụng tuyệt vời khác của chạy bền đó là khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch rất tốt. Các hoạt động chạy bền diễn ra đều đặn và bền bỉ sẽ tác dụng lên hệ tim mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn và nhịp tim hoạt động ổn định hơn, giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh hơn.

Chạy bền tốt cho hệ tim mạch

Chạy bền tốt cho hệ tim mạch

Ngoài ra, tích cực chạy bền có thể giúp phòng ngừa được các bệnh như nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, suy tim và các bệnh quan đến tim mạch.

2.5 Lợi ích của chạy bền giúp xương khớp chắc khỏe

Một lợi ích tuyệt vời nữa của chạy bền mà không thể không nhắc đến là giúp hệ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai hơn nhờ khả năng thúc đẩy lớp nhờn ở phần đầu các khớp xương sản sinh ra nhiều hơn. Việc vận động cơ thể thường xuyên bằng cách tập chạy bền sẽ giúp hệ xương khớp của bạn phát triển tốt hơn, xương dày hơn, to hơn và chắc khỏe hơn.

Lợi ích của chạy bền giúp xương khớp chắc khỏe

Lợi ích của chạy bền giúp xương khớp chắc khỏe

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng những người thường xuyên chạy bền sẽ hạn chế được tình trạng thoái hóa xương khớp, hạn chế bị giòn xương và đồng thời tránh được nhiều tai nạn xương khớp khi về già.

2.6 Chạy bền giúp giải tỏa căng thẳng, stress hiệu quả

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, chạy bền có thể giải tỏa được căng thẳng, stress và có thể điều trị được các triệu chứng của bệnh trầm cảm hiệu quả một cách bất ngờ. Theo kết quả số liệu nghiên cứu, những người tham gia chạy bền trong 30 phút có thể giảm được nguy cơ trầm cảm ngắn hạn và giúp tinh thần luôn vui vẻ, hạnh phúc.

Chạy bền giúp giải tỏa căng thẳng, stress hiệu quả

Chạy bền giúp giải tỏa căng thẳng, stress hiệu quả

Các chuyên gia lý giải rằng khi chạy bền cơ thể của chúng ta sẽ sản sinh ra hormon endorphins và endocannabinoids – 2 loại hormon “vui vẻ”, tạo cảm giác phấn chấn, lạc quan và yêu đời cho con người. Chuyên gia cũng cho biết thêm, nếu bạn chạy bền càng lâu thì tâm trạng của bạn càng nhanh chóng được cải thiện do lượng hormon “vui vẻ” sản sinh ra càng nhiều.

2.7 Giúp giảm nguy cơ bị ung thư

Trong một số nghiên cứu khoa học, các chuyên gia cho rằng chạy bền có tác dụng to lớn trong việc phòng ngừa căn bệnh ung thư, giúp làm giảm tỷ lệ mắc ung thư từ 10 đến 20% tùy vào loại ung thư cụ thể. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người chạy bền ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp làm giảm 50% khả năng phát triển của một số loại tế bào ung thư như ung thư phổi, ung thư gan,…

>>> Xem thêm chạy tiếp sức là gì, có nên chạy tiếp sức không?

2.8 Chạy bền giúp kéo dài tuổi thọ

Một nghiên cứu khác được khảo sát trên 2 nhóm người chạy bền và không chạy bền cho kết quả là nhóm người chạy bền có tuổi thọ cao hơn nhiều so với người không chạy bền.

Nghiên cứu này được thực hiện cho những người ở độ tuổi 50, được tiến hành quan sát trong 21 năm. Sau 19 năm, tỉ lệ số người chạy bền chết vì tuổi già là 15%, tỷ lệ này đối với người không chạy là 34%. Điều này cho thấy chạy bền giúp kéo dài tuổi thọ một cách hiệu quả.

Chạy bền giúp kéo dài tuổi thọ

Chạy bền giúp kéo dài tuổi thọ

2.9 Chạy bền giúp tăng trí nhớ

Theo phân tích của một số nghiên cứu gần đây cho biết người tham gia chạy bền thường xuyên sẽ tăng cường trí nhớ lên đến 16% ngay sau khi tập thể dục. Sự vận động của cơ thể trong quá trình chạy sẽ kích thích não bộ hoạt động chăm chỉ hơn và tạo ra nhiều nơ-ron thần kinh ghi nhớ dữ liệu.

Do đó, chạy bền có tác dụng cải thiện trí nhớ và phát triển não bộ rất tốt. Các bạn nên dành tối thiểu 30 phút chạy bền mỗi ngày để nâng cao hiệu quả học tập và làm việc tốt nhất.

2.10 Chạy bền giúp cải thiện thính giác

Một tác dụng nữa của chạy bền đó là nó giúp cải thiện thính giác rất hiệu quả. Các chuyên gia sức khỏe phân tích khi chạy bộ lượng máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể tăng lên, do đó lượng máu cung cấp đến tai cũng nhiều hơn, hỗ trợ thính giác của bạn được khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, khi chạy bền đều đặn, màng nhĩ của bạn rung đều đặn giúp nó hoạt động tốt hơn, tăng khả năng thu âm ở cả tần số cao lẫn tần số thấp.

3. Chạy bền có mấy giai đoạn?

Trong thi đấu thể dục thể thao, chạy bền có 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn khởi động: Các bạn cần thực hiện các bài tập khởi động để làm ấm cơ thể, giãn cơ trước khi chạy bền sẽ hạn chế việc bị căng cơ, chuột rút trong quá trình chạy.
  • Giai đoạn xuất phát: Giai đoạn xuất phát thường là khoảng nửa đầu của quãng đường, tại giai đoạn này các bạn không cần phải chạy hết sức mà cần chú ý ổn định tốc độ và nhịp thở để không bị nhanh mệt, xuống sức.
  • Giai đoạn tăng tốc: Ở giai đoạn này, các bạn bắt đầu tăng tốc độ chạy lên một chút, chú ý điều chỉnh nhịp thở để không bị xuống sức nhanh.
  • Giai đoạn về đích: Đây là giai đoạn các bạn cần bức tốc để về đích sớm nhất có thể.

Lưu ý:

  • Đối với chạy bền tập thể dục thông thường, ở giai đoạn tăng tốc, các bạn không cần phải tăng tốc quá nhanh như các VĐV mà chỉ cần nhanh hơn một chút là được.
  • Sau khi tăng tốc và cảm thấy thấm mệt, các bạn nên chạy chậm lại như giai đoạn xuất phát rồi tiến về đích. Mục tiêu của các bạn là rèn luyện sức khỏe, không phải là thi đấu nên giai đoạn về đích các bạn không cần bức tốc.
  • Sau khi về đích, các bạn lưu ý tuyệt đối không nên dừng chạy và ngồi xuống ngay mà thay vào đó các bạn có thể đi bộ thư giãn để nhịp tim dần trở lại mức bình thường rồi sau đó có thể thực hiện vài động tác căng cơ để cơ được duỗi thẳng, thư giãn cho cơ.
  • Các nên bổ sung ngay loại nước uống bổ sung chất điện giải cho cơ thể hoặc sử dụng các thanh năng lượng hoặc ăn trái cây để giúp cơ thể phục hồi và bù năng lượng đã mất ngay lập tức.

>>> Xem ngay kỹ thuật chạy bền đúng cách giúp bạn không bị sốc hông, đau bụng.

4. Chạy bền gồm những cự ly nào?

Chạy bền là một trong những hình thức chạy bộ đường dài cơ bản hay còn gọi là marathon.

Những cự ly phổ biến trong chạy bền hiện nay là 400 m, 800 m, 1000 m, 1500 m và 5000 m. Ngoài ra còn có những cự ly chạy bền khác như 10 km, 21 km, 42 km hay siêu marathon với cự ly 50 km, 80 km, 100 km, 160 km.

Chạy bền có nhiều cự ly khác nhau

Chạy bền có nhiều cự ly khác nhau

>>> Xem thêm kỷ lục chạy 100m của Việt Nam là bao nhiêu giây?

5. Tổng kết

Trên đây là tổng hợp những thông tin về bộ môn chạy bền là gì, tác dụng của chạy bền, các giai đoạn và cự ly của bộ môn này. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các bạn, giúp các bạn chạy bền tốt hơn để rèn luyện thể chất khỏe mạnh.

Thể Thao Đông Á chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

>>> Ngay lúc này, xem ngay dụng cụ thể thao trường học không thể thiếu trong việc giảng dạy và kiểm tra, thi đấu bộ môn thể dục.

Câu hỏi thường gặp

Chạy bền có 4 giai đoạn: giai đoạn khởi động, giai đoạn xuất phát, giai đoạn tăng tốc và giai đoạn về đích. Chi tiết xem trong bài viết.

Những cự ly phổ biến trong chạy bền hiện này là 400 m, 800 m, 1000 m, 1500 m và 5000 m. Ngoài ra còn có những cự ly chạy bền khác như 10 km, 21 km, 42 km hay siêu marathon với cự ly 50 km, 80 km, 100 km, 160 km.

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments