Mục lục

Kích Thước Và Cách Vẽ Bàn Cờ Tướng Tiêu Chuẩn Cực Đơn Giản

Bạn có biết, kích thước bàn cờ tướng tiêu chuẩn là bao nhiêu, cách vẽ bàn cờ tướng như thế nào? Bàn có tướng có những quân nào? Ký hiệu và cách di chuyển của chúng ra sao?

Cùng Thể Thao Đông Á theo dõi ngay bài viết bên dưới để có câu trả lời chính xác nhất nhé.

1. Kích thước bàn cờ tướng tiêu chuẩn

Kích thước tiêu chuẩn của bàn cơ tướng theo quy định là chiều dài 82 cm, chiều rộng 75 cm, phần chính bàn cờ 50 x 50 cm, quân cờ tướng có đường kính 3.7 cm, chiều cao 1.4 cm.

Kích thước bàn cờ tướng tiêu chuẩn là 82 x 75 cm

Kích thước bàn cờ tướng tiêu chuẩn là 82 x 75 cm

Bàn cờ sẽ có tổng cộng là 64 ô nhỏ chia đều cho 2 bên và mỗi ô sẽ có kích thước là 6.25 x 6.25 cm. Kích thước bàn cờ chia đều 2 bên sẽ là chiều rộng 25 cm và chiều dài là 50 cm, phần giới hạn (sông) nằm giữa bàn cờ và cách đều 2 bên sẽ là kích thước 50 x 7 cm.

2. Cách vẽ bàn cờ tướng

2.1 Vẽ đường kẻ dọc, kẻ ngang trong bàn cờ tướng

Bàn cờ tướng được hình thành bởi sự giao nhau của 9 đường kẻ dọc và 10 đường kẻ ngang tạo thành tổng thể 64 hình vuông nhỏ trong bàn cờ tướng, trung bình kích cỡ là 6.25 × 6.25 cm. Vị trí chính giữa chia cắt bàn cờ thành hai phần bằng nhau được gọi là sông (hay hà) được tạo thành bởi đường kẻ ngang thứ 5 và thứ 6.

Bàn cờ sau khi kẻ ngang

Bàn cờ sau khi đã các đường kẻ dọc, kẻ ngang

Trong quá trình vẽ bàn cờ tướng, các bạn cần lưu ý phải thực hiện kẻ các đường thẳng, không xiêu vẹo, tỷ lệ thật chính xác thì bàn cờ mới đẹp, nếu quá trình kẻ các đường không được chính xác, kết quả là các ô vuông được tạo ra sẽ không bằng nhau, lệch chuẩn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cả bàn cờ.

2.2 Vẽ đường kẻ chéo trong bàn cờ tướng

Khu vực cửu cung hay chín cung, cấm cung cực kỳ quan trọng bởi đây là phạm vi di chuyển của quân Tướng. Trong bàn cờ tướng, cửu cung được đánh dấu bằng hai đường kẻ chéo được tạo thành bởi ô thứ 5 và ô thứ 4, tạo thành bốn ô tổng cả trong khu vực cửu cung này.

Khi vẽ cấm cung, các bạn cần vẽ thật chính xác giao điểm của các đường chéo này, càng tỉ mỉ và chính xác thì độ thẩm mỹ tổng thể của bàn cờ tướng càng cao.

Bàn cờ tướng sau khi vẽ hoàn chỉnh

Bàn cờ tướng sau khi vẽ hoàn chỉnh

3. Các quân cờ và cách di chuyển của các quân cờ trong cờ tướng

3.1 Tướng (Soái)

Quân Tướng đi từng ô một, đi ngang hoặc dọc và luôn luôn ở trong phạm vi cung, không được ra ngoài. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, đặc biệt khi cờ tàn đòn “lộ mặt tướng” lại tỏ ra rất mạnh.

Tướng được chốt chặt trong cung và có tới 2 Sĩ và Tượng canh gác hai bên.

Ký hiệu quân Tướng

Ký hiệu quân Tướng

3.2 Sĩ

Quân Sĩ đi chéo 1 ô mỗi nước và luôn luôn phải ở trong cung. Như vậy, quân Sĩ có 5 giao điểm có thể đứng hợp lệ và là quân cờ yếu nhất.

Sĩ có chức năng trong việc bảo vệ Tướng, mất Sĩ được cho là nguy hiểm khi đối phương còn đủ 2 Xe hoặc dùng Xe Mã Tốt tấn công. Bỏ Pháo ăn Sĩ rồi dùng 2 Xe hoặc dùng Xe Mã Tốt (đôi khi là Xe Pháo Mã) tấn công là đòn chiến thuật thường thấy. Khi cờ tàn còn Pháo thì phải chú ý bảo vệ Sĩ để làm ngòi cho Pháo tấn công.

Ký hiệu quân Sĩ

Ký hiệu quân Sĩ

3.3 Tượng

Quân Tượng đi chéo 2 ô mỗi nước và không được vượt sang sông. Vì vậy trên bàn cờ, mỗi bên ta có 7 vị trí mà quân Tượng có thể đi được.

Nước đi của Tượng không hợp lệ khi có một quân cờ nằm chặn giữa đường đi. Khi đó gọi là Tượng bị cản và vị trí cản được gọi là “mắt Tượng”. Khả năng phòng thủ của Tượng nhỉnh hơn Sĩ nên nếu Sĩ là 2 thì Tượng là 2,5.

Ký hiệu quân Tượng

Ký hiệu quân Tượng

3.4 Xe

Quân Xe đi ngang hoặc dọc trên bàn cờ miễn là đừng bị quân khác cản đường từ điểm đi đến điểm đến. Xe được coi là quân cờ mạnh nhất. Giá trị của Xe thường tính là bằng 2 Pháo hoặc Pháo Mã.

Khai cuộc hai bên thường tranh thủ đưa các quân Xe ra các đường dọc thông thoáng, dễ phòng thủ và tấn công.

Ký hiệu quân Xe

Ký hiệu quân Xe

3.5 Pháo

Quân Pháo đi ngang và dọc giống như Xe. Điểm khác biệt là Pháo muốn ăn quân thì nó phải nhảy qua đúng 1 quân nào đó (gọi là ngòi). Khi không ăn quân, tất cả những điểm từ điểm đi đến điểm đến cũng phải không có quân cản.

Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí là quân Pháo được bổ sung từ cuối thời nhà Đường. Đây là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn cờ tướng vì tới thời đó, pháo được sử dụng trong chiến tranh với hình thức là máy bắn đá. Bấy giờ, từ Pháo (砲) trong chữ Hán được viết với bộ “thạch”, nghĩa là đá. Cho đến đời nhà Tống, khi loại pháo mới mang thuốc nổ được phát minh thì từ Pháo (炮) được viết với bộ “hỏa”.

Ký hiệu quân Pháo

Ký hiệu quân Pháo

Do đặc điểm phải có ngòi khi tấn công, Pháo thường dùng Tốt của quân mình để tấn công trong khai cuộc, hoặc dùng chính Sĩ hay Tượng của mình làm ngòi để chiếu hết tướng đối phương trong tàn cuộc.

Trên thực tế thì có tới 70% khai cuộc là dùng Pháo đưa vào giữa dọa bắt tốt đầu của đối phương, gọi là thế Pháo đầu hay Trung pháo. Đối phương có thể dùng Pháo đối lại cũng vào giữa. Nếu bên đi sau đưa Pháo cùng bên với bên đi trước thì khai cuộc gọi là trận Thuận Pháo, đi Pháo vào ngược bên nhau gọi là trận Nghịch Pháo (hay Liệt Pháo).

3.6 Mã

Quân Mã đi ngang (hay dọc) 1 ô và chéo (theo cùng hướng đi trước đó) 1 ô. Nếu có quân cờ nào đó nằm ngay bên cạnh thì Mã bị cản, không được đi đường đó.

Mã do không đi thẳng, lại có thể bị cản nên mức độ cơ động của quân này kém hơn Xe và Pháo. Khi khai cuộc, Mã kém hơn Pháo. Khi tàn cuộc, Mã trở nên mạnh hơn Pháo.

Ký hiệu quân Mã

Ký hiệu quân Mã

3.7 Tốt (Binh)

Quân Tốt đi 1 ô mỗi nước. Nếu Tốt chưa qua sông, nó chỉ được tiến. Nếu Tốt đã qua sông thì được đi ngang hay tiến, không được đi lùi. Khi đi đến đường biên ngang bên phần sân đối phương, lúc này, chúng được gọi là Tốt lụt.

Trong khai cuộc, việc thí Tốt là chuyện tương đối phổ biến. Ngoại trừ việc phải bảo vệ Tốt đầu, các quân Tốt khác thường xuyên bị xe pháo mã ăn mất. Việc mất mát một vài Tốt ngay từ đầu cũng được xem như việc thí quân. Đến cờ tàn, giá trị của Tốt tăng nhanh và số lượng Tốt khi đó có thể đem lại thắng lợi hoặc chỉ hòa cờ.

Khi đó việc đưa được Tốt qua sông và tới gần cung Tướng của đối phương trở nên rất quan trọng. Tốt khi đến tuyến áp đáy, ép sát cung Tướng thì Tốt mạnh như Xe

Ký hiệu quân Tốt

Ký hiệu quân Tốt

4. Tổng kết

Trên đây là kích thước tiêu chuẩn, cách vẽ bàn cờ và các quân cờ trong cờ tướng. Hi vọng những thông này sẽ hữu ích với các bạn.

Thể Thao Đông Á chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

>>> Xem thêm 30+ giàn tạ đa năng giá rẻ giúp bạn rèn luyện sức khỏe và cơ bắp toàn thân ngay tại nhà mỗi ngày.

Câu hỏi thường gặp

Kích thước tiêu chuẩn của bàn cơ tướng theo quy định là chiều dài 82 cm, chiều rộng 75 cm, phần chính bàn cờ 50 x 50 cm, quân cờ tướng có đường kính 3.7 cm, chiều cao 1.4 cm.

Bàn cờ tướng có tổng cộng 32 quân bao gồm 2 quân tướng, 4 quân pháo, 4 quân sĩ, 4 quân tượng, 4 quân xe, 4 quân pháo và 10 quân tốt. Cách di chuyển, ký hiệu của các quân cờ các bạn xem chi tiết trong bài viết.

Nhận Xét Của Khách Hàng
3.7 3 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments