Mục lục

Các Cách Trao Nhận Tín Gậy Trong Chạy Tiếp Sức Mà Bạn Nên Biết!

Trao nhận tín gậy là một hình thức được áp dụng trong bộ môn chạy tiếp sức đồng đội. Để có được kết quả thi đấu tốt nhất, các thành viên trong đội cần có sức lực cao, bền bỉ và sự phối hợp nhịp nhàng với nhau.

Song, ắt hẳn nếu không phải là một “vận động viên” chuyên nghiệp thì việc trao nhận tín gậy là gì vẫn còn là một nội dung khá mơ hồ với bạn. Có mấy cách trao nhận tín gậy trong chạy tiếp sức? Cần lưu ý những gì 

Trong bài viết kỳ này, cùng Thể Thao Đông Á bật mí về cách trao nhận tín gậy trong chạy tiếp sức cùng các thông tin có liên quan về chạy tiếp sức nhé! Cùng theo dõi thôi nào!

1. Tín gậy trong chạy tiếp sức là gì?

Tín gậy sử dụng trong chạy tiếp sức có tiết diện ngang hình tròn, bề mặt nhẵn, có thể được làm từ gỗ, kim loại hoặc bất cứ một loại vật liệu có tính chất cứng nào. Độ dài của tín gậy phải đạt từ 28 – 30cm, chu vi vòng gậy từ 12 – 13cm và khối lượng lớn hơn 50gram. Tín gậy cần được sơn màu nổi bật, khiến người chạy dễ nhìn nhận nhất có thể.

Tín gậy trong chạy tiếp sức

Tín gậy trong chạy tiếp sức

2. Trao nhận tín gậy là gì?

Trao nhận tín gậy được hiểu là hình thức các vận động viên lần lượt trao lại tín gây cho các thành viên trong đường chạy kế tiếp sau khi đã hoàn thành đoạn chạy của mình. Quá trình này cần được thực hiện liên tục cho đến khi kết thúc đường chạy với người chạy cuối.

Trong thi đấu chạy tiếp sức, khi thực hiện các đoạn đường chạy của mình, vận động viên luôn phải cầm tín gậy trong tay. Khi đến khu vực trao nhận tín gậy, người giữ tín gậy sẽ thực hiện trao lại gậy cho đồng đội. Trong chạy tiếp sức, vận động viên không được thực hiện các động tác như ném hay lăng tín gậy.

Nếu thực hiện chạy tiếp sức theo ô riêng biệt, sau quá trình trao lại tín gậy cho đồng đội, vận động viên vẫn cần thực hiện chạy hết phạm vi đường chạy của mình. Sau khi tất cả các vận động viên khác chạy qua thì mới được rời khỏi phạm vi đường chạy.

Hình ảnh minh họa quá trình trao nhận tín gậy

Hình ảnh minh họa quá trình trao nhận tín gậy

>>> Xem ngay chi tiết bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nam giúp bạn có mục tiêu cụ thể trong quá trình luyện tập của mình!

3. Có mấy cách trao nhận tín gậy trong chạy tiếp sức

Hiện nay, cách trao nhận tín gậy trong chạy tiếp sức gồm có 2 hình thức là:

  • Trao nhận tín gậy từ trên xuống: đây là kỹ thuật trao nhận tín gậy trong chạy tiếp sức sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Người nhận tín gậy sẽ ngửa lòng bàn tay trên lên. Người trao gậy thực hiện để tín gậy theo hướng trượt từ cổ tay đến dưới bàn tay.
  • Trao nhận tín gậy từ dưới lên: người nhận tín gậy sẽ giang tay ra phía sau, lòng bàn tay úp xuống, các đầu ngón tay sẽ chĩa xuống dưới. Người thực hiện trao tín gậy sẽ trao gậy theo hướng từ dưới lên trên vào giữa ngón cái và ngón trỏ của người nhận.
Trao nhận tín gây từ trên xuống

Trao nhận tín gây từ trên xuống

Tùy vào sự nhận định và phối hợp, các thành viên trong đội có thể lựa chọn các cách trao nhận tín gậy khác nhau. Tuy nhiên, vận động viên vẫn cần thực hiện đúng các quy định trong chạy tiếp sức để tránh bị phạt luật khi trao tín gậy.

>>> Hãy click xem ngay sức bền là gì? ở đó nói về các phương pháp tăng sức bền giúp bạn có thể áp dụng hiệu quả tốt nhất trong chạy tiếp sức.

4. Kỹ thuật trao nhận tín gậy trong chạy tiếp sức

Với kỹ thuật trao nhận tín gậy trong chạy tiếp sức, khi nhận được tín hiệu từ người trao gậy, người nhận sẽ đánh thêm một nhịp tay để quá trình trao gậy của đồng đội là dễ dàng hơn. Vị trí trao nhận tín gậy phải nằm trong khu vực được quy định sẵn từ trước.

Khi thực hiện trao – nhận tín gậy, người nhận đưa tay ra phía sau, đồng thời, người trao cần đánh tay dài hết mức để đưa gậy nhanh và chính xác nhất cho đồng đội.

>>> Click xem ngay bài tập hít thở tốt cho phổi để có thể điều chế thở đúng cách khi chạy tiếp sức.

5. Các quy định với kỹ thuật trao nhận tín gậy trong chạy tiếp sức

  • Trong chạy tiếp xúc, tín gậy phải được trao và nhận trong khu vực quy định sẵn dài 20m. Khư vực này gồm có 10m cực ly chạy cho người trao và 10m cự ly chạy cho người nhận. Khu vực trao – nhận này sẽ được kẻ ngang sẵn cho vận động xác định.
  • Người chạy đầu tiên là người duy nhất có thể bắt đầu chạy từ bên ngoài của vùng trao tín gậy. Tuy nhiên, không được quá 10m. Dấu phân biệt cũng sẽ được đánh dấu với mỗi ô chạy.
  • Vận động viên không được rời khỏi đường chạy nếu các đội khác chưa thực hiện trao – nhận tín gậy trong đường chạy. Điều này nhằm tránh tình trạng các vận động viên có thể va chạm, xô đẩy gây ảnh hưởng tới quá trình chạy.
  • Trong trường hợp tín gậy bị rơi ra khỏi đường chạy, vận động viên được phép nhặt tín gậy lên và tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, cần đảm bảo việc không gây cản trở với các đội khác.
  • Nếu tín gậy bị rơi khi đang thực hiện trao tín gậy, người trao tín gậy cần phải nhặt lên và thực hiện quá trình trao – nhận gậy.
Tín gậy phải được trao nhận trong khu vực quy định

Tín gậy phải được trao nhận trong khu vực quy định

>>> Xem thêm dưa hấu bao nhiêu caloức gà bao nhiêu calo theo giải đáp của chuyên gia nếu bạn đang muốn thêm 2 thực phẩm này vào thực đơn giảm cân của mình!

6. Thời điểm trao nhận tín gậy thích hợp

Thời điểm trao – nhận tín gậy tối ưu và hiệu quả nhất là khi cả hai vận động viên đều đang thực hiện động tác đạp sau, đồng thời, cách nhau từ 1 – 1.3m trong khu vực quy định. Khi thực hiện trao nhận tín gậy, các vận động viên cần tránh cách sai lầm sau:

  • Người trao tín gậy thực hiện chuyền gậy thiếu chính xác, chuyền trượt tay khiến người nhận gặp khó khăn và xuất phát chậm hơn.
  • Người nhận tín gậy xuất phát quá sớm. Điều này khiến người sau không đuổi kịp để trao tín gậy hoặc gây ra tình huống phạm quy.
Trao nhận tín gậy cần chọn các thời điểm phù hợp để không gây ảnh hưởng tới thời gian thi đấu

Trao nhận tín gậy cần chọn các thời điểm phù hợp để không gây ảnh hưởng tới thời gian thi đấu

>>> Click để xem ngay giải đáp “đi bộ 30 phút giảm bao nhiêu calo” từ chuyên gia gúp bạn có kế hoạch tập luyện tốt hơn nếu muốn sử dụng phương pháp này trong giảm cân!

7. Trường hợp nào khiến một đội bị loại trong chạy tiếp sức

Dưới đây là các trường hợp khiến một đội có khả năng bị loại bỏ thi đấu trong chạy tiếp sức là:

  • Làm mất tín gậy.
  • Xuất phát sai.
  • Cố tình ngăn cản, cản trở quá trình thi đấu của đối thủ.
  • Tiến hành trao – nhận tín gậy không đúng với quy định.
  • Vượt qua đối thủ không đúng quy định trong chạy tiếp sức.

8. Nên lưu ý điều gì khi tham gia chạy tiếp sức

Để đảm bảo an toàn có kết quả thi đấu chạy tiếp sức là tốt nhất, bạn nên lưu ý tới những vấn đề sau:

  • Luôn khởi động kỹ toàn bộ cơ thể trước khi bắt đầu thi đấu. Điều này sẽ làm nóng cơ thể, tránh các chấn thương hay tình trạng đau, căng cơ có thể xảy ra trong và sau khi chạy.
  • Hãy chuẩn bị cho mình những trang phục phù hợp và thoải mái nhất. Đặc biệt, một chiếc giày thể thao có đế êm, dây thắt kỹ càng là rất cần thiết.
  • Ngay sau khi kết thúc phần chạy của mình hoặc về đích, vận động viên nên đi lại nhẹ nhàng để cơ thể trở về trạng thái bình thường. Không nên dừng lại đột ngột.
  • Hãy thống nhất các cách thức trao nhận tín gậy và thứ tự chạy với tất cả thành viên trong đổi để có sự phối hợp ăn ý nhất có thể.
  • Để có được thể lực bền bỉ và tốt độ là tốt nhất, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện hợp lý. Các bài tập có thể kể đến như gập bụng, chạy với máy chạy bộ, đạp xe đạp tập thể dục, điền kinh đường dài,…
Sử dụng các trang phục thi đấu thoải mái và phù hợp là điêu cần thiết

Sử dụng các trang phục thi đấu thoải mái và phù hợp là điêu cần thiết

9. Kết luận

Trên đây là những thông tin về các cách trao nhận tín gậy trong chạy tiếp sức và các điều cần lưu ý khi thực hiện. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất dành cho bạn đọc. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi trong thời gian tới nhé.

>>> Click xem thêm các loại máy tập cơ bụng hay ghế tập tạ để tập ngay tại nhà giúp thân hình đẹp hơn và tăng cường sức khỏe của bạn tốt nhất.

Thể Thao Đông Á chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Câu hỏi thường gặp

Trong chạy tiếp sức, có hai cách trao nhận tín gậy là:

  • Trao tín gậy từ dưới lên trên.
  • Trao tín gậy từ lên xuống.

Xem ngay bài viết để biết thêm thông tin chi tiết.

Thời điểm trao – nhận tín gậy tối ưu và hiệu quả nhất là khi cả hai vận động viên đều đang thực hiện động tác đạp sau, đồng thời, cách nhau từ 1 – 1.3m trong khu vực quy định.

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments