Mục lục

Giải Đáp: Người Bệnh Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Không?

Phần lớn, người bệnh bị đau nhức khớp gối hay có các vấn đề về xương khớp thường rất e ngại và muốn hạn chế vận động. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không nên, thậm chí có thể dẫn đến các tác động tiêu cực hơn đối với bệnh lý.

Vậy người đau khớp gối nên tập gì? Trong các câu trả lời, có không ít tranh luận khác nhau về câu hỏi “người bị đau khớp gối có nên đạp xe hay không”. Trong bài viết kỳ này, cùng thethaodonga.com đưa ra câu trả lời khách quan nhất theo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ chuyên môn về lĩnh vực xương khớp nhé!

1. Người bệnh đau khớp gối có nên đạp xe đạp không?

Đau khớp gối hay các bệnh lý về xương khớp là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau nhức, khó khăn trong vận động mà người bệnh có thể gặp phải. Tình trạng này có thể được cải thiện bởi nhiều phương pháp. Trong đó, trị liệu vật lý và tập luyện vận động là hai giải pháp được các chuyên gia khuyến khích sử dụng với người bệnh.

Với người bệnh, cần ưu tiên lựa chọn và sử dụng các các bộ môn thể thao hay bài tập thể dục phục hồi chức năng khớp gối nhẹ nhàng, không gây ra nhiều áp lực nên hệ thống xương khớp. Vậy đau khớp gối có nên đạp xe đạp hay không? Theo nhận định khoa học, các bài tập với đạp xe đạp là hoàn toàn phù hợp với người bị đau khớp gối bởi những lợi ích sau:

  • Giảm nhẹ các triệu chứng bệnh lý, các cơn đau xương khớp với người bệnh.
  • Kích thích tiết dịch nhờn bôi trơn sụn và khớp, khiến quá trình vận động trở nên dễ dàng hơn. Từ đó, hỗ trợ hiệu quả việc điều trị và phục hồi tổn thương.
  • Tăng độ dẻo dai và đàn hồi cho hệ thống cơ – xương – khớp.
  • Các động tác với bài tập đạp xe đạp khiến giúp ổ khớp linh hoạt và ổn định hơn.
  • Thúc đẩy hiệu quả quá trình lưu thông máu tới các chi, vận chuyển nhanh chóng các dưỡng chất tới các mô cơ đang tổn thương cần được phục hồi.
  • Người bệnh đau khớp đạp xe đạp không gây ra các áp lực lớn cho mô khớp, giảm tối đa các chấn thương có thể xảy ra khi tập luyện.
  • Ngăn ngừa và cải thiện nhiều bệnh lý về xương khớp khác như viêm thoái hóa, thoát vị đĩa đệm,…
  • Giải tỏa căng thẳng, giảm stress và cải thiện giấc ngủ.
Người bị đau khớp gối hoàn toàn có thể tập đạp xe đạp

Người bị đau khớp gối hoàn toàn có thể tập đạp xe đạp

>>> Đọc thêm 10 dụng cụ, máy tập thể dục cho người cao tuổi để cải thiện và rèn luyện sức khỏe mỗi ngày ngay tại nhà!

2. Đau khớp gối nên tập với xe đạp như thế nào?

Để tối ưu nhất những lợi ích mà đạp xe đạp có thể đem lại cho người tập, bạn cần có cách tập luyện phù hợp và đúng kỹ thuật nhất. Dưới đây là một số hướng dẫn đến từ các bác sĩ chuyên khoa xương khớp dành cho người bệnh khi tập luyện với các bài tập đạp xe mà bạn nên tham khảo, gồm có:

2.1. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tập luyện

Với người bị đau khớp gối hay các bệnh lý về xương khớp, việc chuẩn bị trang dụng cụ tập luyện là vô cùng quan trọng, cần được chuẩn bị cẩn thận nhất có thể. Một vài gợi ý để bạn có thể thực hiện “công tác” này tốt nhất như:

  • Sử dụng xe tập phù hợp với thể trạng sức khỏe. Xe không bị hỏng hóc, có thể vận hành trơn tru.
  • Trang phục tập luyện rộng rãi, dễ thấm hút mồ hôi.
  • Sử dụng giày hoặc một số đồ bảo hộ.
  • Chuẩn bị nước uống đề phù lại lượng nước đã mất trong quá trình tập luyện.
  • Lựa chọn môi trường tập luyện an toàn, ít tiếng ồn là tốt nhất.
Nên chuẩn bị một trang phục thoải mái và đồ bảo hộ khi đạp xe

Nên chuẩn bị một trang phục thoải mái và đồ bảo hộ khi đạp xe

2.2. Thực hiện các bài tập đạp xe

  • Đừng quên khởi động cơ thể trước khi tập luyện để tránh tình trạng căng cơ, đau cơ có thể xảy ra sau tập.
  • Ngồi lên xe và tập luyện vời tần suất chậm. Sau đó tăng dần khi cơ thể đã quen dần với tốc độ tập luyện.
  • Người tập nên lựa chọn tần suất và thời gian tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Có thể tập từ 10 – 15 phút cho một bài tập trong tuần đầu tiên. Sau đó tăng dần thời gian và duy trì tối đa là khoảng 30 phút.
Tập đạp xe với cường độ và tân suất phù hợp với thể trạng là đem tới hiệu quả tốt nhất

Tập đạp xe với cường độ và tân suất phù hợp với thể trạng là đem tới hiệu quả tốt nhất

>>> Xem thêm 7 bài tập thể dục cho người già và 7 các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến theo lời khuyến của bác sĩ mà bạn không nên bỏ lỡ!

2.3. Thư giãn

Đừng quên thư giãn nhẹ nhàng sau mỗi lần tập luyện để cơ thể trở về trạng thái bình thường. Người bệnh có thể kết hợp với massage các khớp gối và bắp chân, đùi  nhằm để loại bỏ hoặc giảm nhẹ các cảm giác căng cơ.

3. Có nên mua xe đạp tập thể dục tại nhà?

Thông thường, bạn có thể tập luyện đạp xe với những chiếc xe đạp thông thường, xe đạp ngoài trời tại công viên,… Tuy nhiên, nếu có điều kiện, việc lựa chọn một chiếc xe đạp tập thể dục tại nhà vẫn là giải pháp tối ưu hơn cả. Bởi những lý do sau:

  • Người bệnh có thể tập luyện với mọi thời gian mà họ mong muốn.
  • An toàn và tiết kiệm thời gian vì không phải di chuyển hay tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Đặc biệt là trong thời điểm dịch covid-19 đang bùng mạnh.
  • Xe đạp tập thể dục tại nhà được thiết kế bài bản và chuyên biệt hơn, giúp hỗ trợ tối đa việc điều trị, cải thiện và phục hồi chức năng xương khớp.
  • Xe tập tại nhà là phù hợp với nhiều đối tượng, từ người già, người cao tuổi, đến trẻ nhỏ hay người trung niên. Do đó, bạn có thể tận dụng tối đa và bổ sung thêm một hình thức rèn luyện thể dục cho gia đình của mình.
  • Giá bán của xe đạp tập thể dục tại nhà là không quá đắt. Có nhiều mức giá để người dùng lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện tài chính của bản thân.
Tập với xe đạp tập thể dục tại nhà là an toàn với người cao tuổi

Tập với xe đạp tập thể dục tại nhà là an toàn với người cao tuổi

>>> Đọc thêm các kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bị di chứng sau tai biến, chấn thương được sử dụng phổ biến nhất hiện nay!

4. Những lưu ý khi đạp xe với người bệnh?

Khi thực hiện các bài tập đạp xe, người bệnh cần lưu ý tới các vấn đề sau:

  • Tham khảo và nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ hoặc chuyên gia để đánh giá tình trạng sức khỏe của mình. Từ đó, đưa ra các thức và tần suất tập luyện phù hợp nhất với bản thân.
  • Khi đạp xe, nếu cảm thấy các cơn đau là nặng hơn và khó chịu hơn hãy tạm dừng quá trình tập luyện. Ngay sau đó thực hiện thăm khám để đánh biết được tình trạng mà mình đang gặp phải.
  • Nên đạp xe tại những địa hình bằng phẳng, ít vật cản. Nếu là đạp xe ngoài trời, bạn không nên lựa chọn các cung đường có những con dốc cao. Điều này sẽ khiến người tập mất sức nhiều hơn, gây áp lực lớn đế khớp gối và có nguy cơ bị chấn thương cao hơn.
  • Có kế hoặc tập luyện rõ ràng. Đừng quá gắng sức, hãy dành cho mình những khoảng thời gian nghỉ ngơi nhất định và phù hợp.
  • Một chiếc xe tập phù hợp là yếu tố vô cùng quan trọng mà bạn không nên bỏ qua để có một hiệu quả tập luyện là tốt nhất.
  • Đừng quên kết hợp việc tập luyện với một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, lành mạnh.
Hạn chế đạp xe tại các địa hình dốc, không bằng phẳng

Hạn chế đạp xe tại các địa hình dốc, không bằng phẳng

>>> Click và xem thêm cách lựa chọn xe đạp tập vật lý trị liệu tốt nhất cho người bị tai biến, người bị chấn thương mà bạn cần biết!

5. Tổng kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến đạp xe đạp dành cho người bị đau khớp gối mà Thể Thao Đông Á muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất dành cho bạn. Đừng quên theo dõi nhưng bài viết tiếp theo của chúng tôi trong thời gian tới.

Thể Thao Đông Á chúc bạn có nhiều sức khỏe!

>>> Xem thêm 7 dụng cụ tập phục hồi tay chân tốt nhất dành cho người già, người bị tai biến cần phục hồi chức năng mà bạn không nên bỏ qua!

Câu hỏi thường gặp

Đạp xe đạp là hoàn toàn phù hợp với bị đau khớp gối. Tuy nhiên, người bệnh cần có mức độ tập luyện phù hợp nhất với thể trạng của bản thân.

Trong giai đoạn đầu, người bệnh nên tập với xe đạp tập thể dục một cách nhẹ nhàng, thời gian tập có thể từ  15 – 20 phút. Sau đó, tập luyện với cường độ mạnh hơn trong thời gian khoảng 30 phút/lần.

Bạn có thể tham khảo thêm sự tư vấn của bác sĩ để có chế độ tập luyện phù hợp nhất.

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments