Mục lục

[ĐÁP ÁN] Trình Bày Kỹ Thuật Xuất Phát Thấp, Kỹ Thuật Xuất Phát Cao

Trong bài viết kỳ này, cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu kỹ thuật xuất phát thấp, kỹ thuật xuất phát cao trong bộ môn điền kinh. Chi tiết xem ngay bài viết bên dưới các bạn nhé.

1. Trình bày kỹ thuật xuất phát thấp

Trong kỹ thuật xuất phát thấp, người ta thường dùng bàn đạp nhằm nâng cao hiệu quả. Trong thi đấu điền kinh chuyên nghiệp, vị trí chuẩn bị xuất phát của các VĐV đều được lắp bàn đạp để hỗ trợ.

Kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp được thực hiện sau 3 khẩu lệnh.

Khi nghe khẩu lệnh, các VĐV tham gia chạy sẽ từ từ đi lại vạch xuất phát đã được đóng bàn đạp, hai tay chống ra sau vạch xuất phát, khoảng cách giữa hai tay rộng bằng vai, hai bàn tay bẹt ra, ngón cái để 1 bên còn 4 ngón còn lại để 1 bên. VĐV đặt chân khỏe hay còn gọi là chân trụ vào bàn đạp 1, chân còn lại để vào bàn đạp 2, hai mắt hướng nhìn về phía trước trong khoảng cách từ 1.5 – 2 m.

Tư thế chuẩn bị

Tư thế chuẩn bị

Vận động viên sẽ nghe phát hiệu lệnh “Vào chỗ – Sẵn sàng”. Sau khi nghe hô “Sẵn sàng”, đầu gối 2 chân sau của VĐV sẽ rời khỏi mặt đất, từ từ nâng mông lên hơi cao, trọng tâm cơ thể hơi chuyển về phía trước, cùng lúc hít thở sâu. Lúc này, trọng tâm cơ thể sẽ dồn vào 2 tay và chân trước, mông đặt cao hơn vai.

Tư thế sẵn sàng

Tư thế sẵn sàng

Khi nghe hiệu lệnh “Chạy” hoặc nghe tiếng súng lệnh, các VĐV nhanh chóng rời 2 tay lên khỏi đất, tay ngược với chân sau và đánh mạnh về phía trước, tay còn lại đánh mạnh ra sau tạo thành biên độ rộng, hai chân đạp mạnh vào bàn đạp và lao nhanh về trước.

Tư thế chạy sau khẩu lệnh "Chạy"

Tư thế chạy sau khẩu lệnh “Chạy”

>>> Bạn có biết, chạy 100m thuộc cự ly chạy nào?

2. Trình bày kỹ thuật xuất phát cao

2.1 Tư thế thân người

Tư thế người các bạn cần giữ thân trên hơi ngả về phía trước một góc không quá 5 độ, hai vai lắc không nhiều, phần đầu và thân người cần giữ thẳng để các cơ cổ và cơ mặt trước được thả lỏng tự nhiên.

2.2 Động tác của chân

Lực đẩy chủ yếu cơ thể bạn chạy về phía trước trong khi chạy điền kinh chính là lực đạp sau của hai chân. Để tiết kiệm sức của hai chân, các bạn cần đạp sau đúng hướng, phải phối hợp đạp sau với độ ngả của thân trên và các động tác của cả hai tay.

Các bạn hãy gập cẳng chân theo quán tính sau khi chân rời đất sẽ giúp bạn đưa lăng chân về phía trước với tốc độ nhanh hơn. Để tránh bị tốn quá nhiều sức lực, các bạn hãy hạn chế phản lực do chống trước bằng cách chọn điểm đặt chân ở phía trước gần điểm rơi của trọng tâm cơ thể.

>>> Xem thêm tập chạy tiếp sức có tác dụng gì, có tăng chiều cao không?

2.3 Động tác của tay

Trong kỹ thuật xuất phát cao yêu cầu bạn cần đánh tay so le với động tác chạy của chân. Đánh tay sẽ giúp cơ thể giữ thăng bằng và đánh tay cùng lúc với nhịp thở còn giúp tần số bước chạy được điều chỉnh.

Tư thế xuất phát cao

Tư thế xuất phát cao

2.4  Phân phối tốc độ giữa các nhịp thở và bước chạy 

Nếu tốc độ chạy của bạn không lớn thì các bạn nên chạy ba bước hít vào và ba bước thở ra. Nếu nhịp độ chạy nhanh hơn thì hơi thở nhanh hơn với 2 bước hít vào và 2 bước thở ra.

Để hít thở tốt nhất thì các bạn sẽ kết hợp hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Các bạn cần chú ý hít thở sâu ngay từ những bước chạy đầu để giữ vững nhịp thở và tránh thiếu hụt oxy quá sớm làm cơ thể nhanh xuống sức.

>>> Xem ngay cách chạy nhanh mà không mệt giúp bạn đạt thành tích chạy tốt hơn.

 

Trên đây là kỹ thuật xuất phát cao, kỹ thuật xuất phát thấp. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các bạn.

Thể Thao Đông Á chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

>>> Ngay bây giờ, xem ngay 10+ đồng hồ bấm giờ thể thao chính hãng, giá rẻ chuyên dùng đo kết quả các cuộc thi chạy tại trường học, trung tâm thể dục thể thao.

Câu hỏi thường gặp

Trong kỹ thuật xuất phát cao, các VĐV không sử dụng bàn đạp.

Trong kỹ thuật xuất phát thấp, người ta thường dùng bàn đạp nhằm nâng cao hiệu quả và mỗi VĐV được lắp 2 bàn đạp cho 2 chân.

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments