Mục lục

Võ Vovinam Có Mấy Đai? Các Cấp Bậc Đai Trong Võ Vovinam

Vovinam hay Việt Võ Đạo là một bộ môn võ thuật Việt Nam được sáng lập bởi võ sư Nguyễn Lộc vào năm 1936, nhưng lúc này hoạt động âm thầm cho đến năm 1938 mới đem ra công khai với hy vọng rằng bằng cách dạy cho dân chúng kĩ năng chiến đấu, người Việt Nam sẽ đánh đổ thực dân Pháp, giải phóng dân tộc hiệu quả mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài.

Võ vovinam có mấy đai? Các bậc đai Vovinam như thế nào? Làm thế nào để lên đai khi học võ Vovinam? Cùng Thethaodonga.com tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới nhé.

1. Võ Vovinam có mấy đai?

Vovinam được phát triển dựa trên môn Vật cổ truyền Việt Nam kết hợp với những tinh hoa của các môn phái võ thuật Trung QuốcHàn Quốc và Nhật Bản. Dựa trên nguyên lý Cương Nhu Phối Triển, môn sinh Vovinam được tập luyện những đòn thế tay không, cùi chỏ, chân, gối cho đến các loại vũ khí như kiếm, đao, mã tấu, dao, côn, quạt… Ngoài ra, môn sinh còn được học cách đối phó với vũ khí bằng tay không, các lối phản đòn, khóa gỡ và các đòn vật.

Võ vionam có 7 đai:

  • Tự vệ nhập môn: Đai xanh dương nhạt hơn màu võ phục, một cấp.
  • Lam đai: Ðai xanh dương, không có và có gạch vàng, bốn cấp.
  • Chuẩn Hoàng đai: Đai vàng viền xanh, một cấp.
  • Hoàng đai: Đai vàng, có gạch đỏ, bốn cấp.
  • Chuẩn Hồng đai: Ðai đỏ viền vàng, một cấp.
  • Hồng đai: Ðai đỏ có vạch trắng, sáu cấp.
  • Bạch đai: Ðai trắng có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, vàng, đỏ, có 1 cấp.
Các màu đai trong môn võ Vovinam

Các màu đai trong môn võ Vovinam

Đai trắng là đai cao nhất dành cho võ sư Chưởng Môn môn phái là chủ yếu. Ngày nay, do môn phái không còn chức vị Chưởng Môn nên Đai trắng chỉ còn nằm trong lịch sử của môn phái. Người sở hữu bạch đai của môn phái là ông Nguyễn Văn Chiếu.

>>> Xem thêm những huyền thoại võ thuật thế giới, số 1 khiến ai cũng nể phục.

2. Các cấp bậc đai trong võ Vovinam

Các cấp bậc đai trong võ Vovinam:

Cấp Tên đai Màu đai Danh xưng
Tự vệ nhập môn
Tự vệ Xanh nhạt Võ sinh
Nhập môn Xanh lam không vạch Võ sinh
Sơ đẳng Lam đai Xanh lam từ 1 – 3 vạch Môn sinh
Trung đẳng
Chuẩn hoàng đai Vàng viền xanh dương Môn sinh
Hoàng đai
Vàng không viền Hướng dẫn viên
Vàng không viền 1 – 3 vạch Huấn luyện viên
Cao đẳng
Chuẩn hồng đai Đỏ viền vàng Võ sư
Hồng đai Đỏ không viền 1 – 6 vạch Võ sư
Thượng đẳng
Bạch đai
Bạch đai chưởng môn Võ sư Niên trưởng
Bạch đai chánh chưởng quán Chánh Chưởng Quản

Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam được phát triển quy mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh có mặt trên gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với hơn 2 triệu võ sinh, trong đó có: Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Maroc, Na Uy, Nga, Pháp, Romania, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Singapore, Uzbekistan, Thái Lan, Ý, Úc, Ấn Độ, Iran, Tây Ban Nha, Algérie, Đài Loan…

Chánh Chưởng Quản Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo hiện nay là võ sư Nguyễn Văn Chiếu.

Chánh Chưởng Quản Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn phái Vovinam - võ sư Nguyễn Văn Chiếu.

Chánh Chưởng Quản Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn phái Vovinam – võ sư Nguyễn Văn Chiếu.

>>> Xem thêm bao cát tập võ giá bao nhiêu, mua bao cát tập võ nào để luyện võ Vovinam tốt nhất?

3. Khi nào được lên đai trong võ Vovinam?

Bên cạnh việc tập võ để rèn luyện sức khỏe, khả năng linh hoạt, tự về thì lên đai là đích đến đối với những người học võ sau nhiều năm rèn luyện. Nội dung thi lên đai trong võ Vovinam sẽ được chia thành 2 phần là: thi thực hành và thi lý thuyết.

Để lên đai, các môn sinh cần thi bài thi thực hành và bài thi lý thuyết

Để lên đai, các môn sinh cần thi bài thi thực hành và bài thi lý thuyết

3.1 Phần thi thực hành

Phần thi thực hành là phần thi sẽ được áp dụng với các cấp đai trong Vovinam từ những kỹ thuật cơ bản như: thực hiện 5 thế chiến, khóa gỡ, bài quyền, thể lực,…Các môn sinh cần phải thực hiện một cách đúng với những gì đã được các võ sư chỉ dạy.

Đối với nội dung chống đẩy, có một số quy định cần lưu ý dưới đây:

  • Đối với lứa tuổi dưới 15: nam 15 lần, nữ: 10 lần.
  • Đối với lứa tuổi trên 15: mam: 20 lần (bằng nắm đấm), nữ: 15 lần.

3.2 Nội dung thi lý thuyết

Để khảo sát kiến thức của các võ sinh khi tham gia thi lên đai, bài thi lý thuyết là một phần không thể thiếu. Tùy vào từng cấp bậc đai Vovinam khác nhau mà các võ sinh sẽ được hỏi đáp những câu hỏi khác nhau theo từng mức độ.

Ngoài ra, để có thể tham gia dự thi các bài thi hệ thống đai trong võ Vovinam, các môn sinh cần phải có thời gian tập luyện đủ chuẩn:

  • Chuẩn hoàng đai thi lên Hoàng đai 1 cấp: 2 năm.
  • Hoàng đai 1 cấp lên Hoàng đai 2 cấp: 2 năm.
  • Hoàng đai 2 cấp lên 3 cấp: 3 năm.
  • Hoàng đai 3 cấp lên Chuẩn hồng đai: 4 năm.

 

Trên đây là một số thông tin về các đai và cấp bậc đai trong môn võ Vovinam – môn võ cổ truyền của Việt Nam, nếu có thể, hãy tìm hiểu và tham gia học môn võ tuyệt vời của dân tộc các bạn nhé.

Thể Thao Đông Á chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

>>> Xem thêm: Khám phá tác dụng của học võ thật tuyệt vời, đặc biệt là cho các bạn nhỏ, thanh thiếu niên!

Câu hỏi thường gặp

Võ vionam có 7 đai là: Tự vệ nhập môn, Lam đai, Chuẩn Hoàng đai, Hoàng đai, Chuẩn Hồng đai, Hồng đai và Bạch đai.

Ðai trắng có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, vàng, đỏ, có 1 cấp là đai cao nhất dành cho võ sư Chưởng Môn môn phái là chủ yếu. Ngày nay do môn phái không còn chức vị Chưởng Môn nên Đai trắng chỉ còn nằm trong lịch sử môn phái, người sở hữu bạch đai đó chính là ông Nguyễn Văn Chiếu.

Nhận Xét Của Khách Hàng
4.2 13 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments