Mục lục

[BẠN CÓ BIẾT] Doping Là Gì? Hình Phạt Nào Cho Cầu Thủ Bóng Đá Sử Dụng Doping

Nếu bạn đã xem các chương trình thể thao, hẳn sẽ biết đến thuật ngữ doping nhưng doping là gì thì không phải ai cũng biết rõ. Tại sao doping bị cấm sử dụng trong thể thao và bóng đá cũng không ngoại lệ? Nếu cầu thủ sử dụng doping, họ có thể đối mặt với mức độ xử phạt rất nặng của FIFA. Để có câu trả lời rõ ràng đối với các vấn đề trên hãy cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu nhé.

Giải thích doping là gì?

Giải thích doping là gì?

1. Doping là gì?

Doping là chất cấm trong thể thao gồm các hormone tăng trưởng, steroid, chất kích thích, và các chất có tác dụng làm giảm đau và mệt mỏi nhằm tăng cường hiệu suất của vận động viên. Việc sử dụng doping là một hành vi bất hợp pháp và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe VĐV cũng như làm mất đi tính công bằng, uy tín của cuộc thi.

Doping trong bóng đá có tác dụng nâng cao thể lực, tăng sức chịu đựng, sức mạnh cho cầu thủ. Một cầu thủ sử dụng doping, họ sẽ dễ dàng có lợi thế trong hiệp phụ hay tăng tốc chạy nước rút ở những trận đấu quan trọng

Hiện nay, có 3 dạng doping phổ biến nhất là:

  • Doping máu: Các vận động viên sử dụng chất kích thích như ESP (Erythropoetin), NESP (Darbapoetin) giúp tăng cường vận chuyển oxy qua hồng cầu và đẩy mạnh sự tuần hoàn của máu giúp tăng cường sức mạnh và tốc độ của cơ bắp.
  • Doping cơ: sử dụng các chất kích thích tự sản sinh hormon trong cơ thể để tăng cường sức mạnh cơ bắp như Hormone peptip, EPO, Trimetazidine để giúp cơ thể hoạt động không mệt mỏi trong nhiều giờ liền. Loại doping này thường dùng cho các cầu thủ bóng đá, vận động viên cử tạ, đấu vật
  • Doping thần kinh: sử dụng các chất kích thích ngăn chặn phản hồi của cơ bắp đến hệ thần kinh. Vì vậy người sử dụng không có cảm giác mệt mỏi, duy trì hoạt động trong thời gian dài.

>>> Tìm hiểu lịch sử bóng đá phát triển qua nhiều giai đoạn trở thành môn thể thao được yêu thích nhất hành tinh

2. Kiểm tra doping trong bóng đá là gì? Quy trình thực hiện ra sao?

Trong thể thao, tính fair-play luôn là một trong những yếu tố quan trọng. Vì vậy, thi đấu cần dựa trên năng lực và sự cố gắng của cá nhân chứ không thể tính phụ thuộc vào chất kích thích

Vì vậy kiểm tra doping là một quá trình nhằm đảm bảo sự công bằng trong thể thao đồng thời đây cũng là giải pháp nhằm bảo vệ sức khỏe cho các vận động viên.

2.1 Kiểm tra doping là gì?

Kiểm tra doping thường qua 2 hình thức:

  • Kiểm tra trong quá trình diễn ra giải đấu: Được thực hiện từ 23h59p trước ngày VĐV thi đấu đến khi kết thúc giải đấu;
  • Kiểm tra ngoài thi đấu: Kiểm tra bất chợt các VĐV trong bất kỳ quá trình nào ngoài thi đấu. VĐV phải đăng ký, khai báo về lịch trình tập luyện, nơi tập luyện với cơ quan quản lý. Sau đó, tổ chức kiểm tra doping sẽ thực hiện kiểm tra bất ngờ hoặc theo kế hoạch các vận động viên.

>>> Xem thêm chiến thuật bóng đá 5 người, chiến thuật bóng đá 7 người thường được áp dụng nhất

2.2 Quy trình kiểm tra doping như thế nào?

Theo thông tin chính thức từ trang chủ của Tổng cục thể dục thể thao Việt Nam (https://tdtt.gov.vn/), kiểm tra doping đối với mỗi VĐV là bắt buộc được thực hiện thông qua việc kiểm tra mẫu nước tiểu hoặc kiểm tra mẫu máu để tìm ra các chất cấm trong cơ thể. Tuy vậy việc kiểm tra bằng nước tiểu là hình thức chủ yếu còn lấy mẫu máu chỉ để hỗ trợ.

Quy trình kiểm tra doping được thực hiện qua 3 bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn VĐV để tiến hành kiểm tra

  • Chọn VĐV kiểm tra doping dựa trên nguyên tắc bốc thăm (từ 1-8 VĐV có thành tích tốt nhất)
  • Chọn một hoặc 1 số VĐV ở môn thể thao tập thể
  • Ở môn thi đấu/giải đấu có xác lập kỷ lục thì VĐV ở mọi cấp độ giải đấu có kỷ lục đều phải kiểm tra doping
  • Các VĐV nổi tiếng đều có thể phải kiểm tra doping ngẫu nhiên.

Bước 2: Lấy mẫu kiểm tra

Quy trình kiểm tra doping cầu thủ là gì? Đây là quy trình diễn ra rất tỉ mỉ, nghiêm khắc và đúng thao tác để có mẫu chuẩn nhất. Các bước cơ bản lấy mẫu kiểm tra doping như sau:

  • Nhân viên kiểm tra trong ban tổ chức gửi giấy thông báo cho VĐV bị kiểm tra. Sau đó VĐV này cần ký tên xác nhận, giấy chứng nhận tư cách đến trung tâm kiểm tra doping trong vòng 1 giờ.
  • VĐV ngồi trong phòng kín có niêm phong được cung cấp nước uống và không được đi tiểu. Nhân viên kiểm tra là người theo dõi, giám sát VĐV.
  • VĐV khai báo trong 3 ngày gần nhất có sử dụng thuốc gì hay không. Nhân viên kiểm tra và VĐV ký tên trong tờ khai báo.
  • VĐV tự chọn lọ nước tiểu sạch rồi để lại ít nhất 75 ml nước tiểu trong lọ. Quá trình này VĐV phải thực hiện trước mặt nhân viên kiểm tra cùng giới đảm bảo tính công bằng.
  • Nhân viên kiểm tra nước tiểu còn lại trong lọ: nếu tỉ trọng nước tiểu thấp hơn 1,010 hoặc độ PH không nằm trong thang 5 – 7 thì VĐV phải lấy lại mẫu nước tiểu khác.

Bước 3: Phân tích kết quả từ mẫu đã lấy

Kết quả do người có chuyên môn phân tích và đọc kết quả cụ thể của vận động viên. Nếu bị phát hiện sử dụng Doping, vận động viên hoặc đội tuyển sẽ bị xử lý theo quy định. Dương tính doping là gì? Trường hợp VĐV dương tính với Doping nghĩa là VĐV sử dụng Doping trái phép, gian lận thi đấu.

>>> Bạn đã biết futsal là gì chưa? loại hình bóng đá này khác gì với bóng đá truyền thống?

3. Hình phạt của FIFA cho cầu thủ sử dụng doping

FIFA đã đưa ra nhiều hình phạt đối với các cầu thủ sử dụng doping để đảm bảo tính công bằng. Theo đó, nếu bị phát hiện sử dụng các chất cấm vận động viên sẽ bị cấm thi đấu trong một khoảng thời gian nhất định và bị phạt tiền.

Cụ thể, ở lần vi phạm đầu tên, cầu thủ sẽ bị cấm thi đấu trong một khoảng thời gian tối đa là 4 năm và phạt tiền lên đến 5 triệu USD. Ở các vi phạm tiếp theo, các vận động viên sẽ bị cấm thi đấu vĩnh viễn và phải chịu án phạt tiền tương ứng.

  • Nếu các vận động viên bị kết tội sử dụng doping, dựa trên mức độ nghiêm trọng họ có thể bị cấm thi đấu từ vài tháng cho tới suốt đời
  • Nếu việc tiêu thụ chất cấm không cố ý, lệnh cấm có thể kéo dài đến 2 năm.
  • Nếu cầu thủ cố tình sử dụng doping bất hợp pháp, họ sẽ bị cấm thi đấu tới 4 năm.
  • Nếu FIFA phát hiện các vận động viên cố tình gian lận việc tiêu thụ các chất kích thích, bao gồm cả việc buôn bán và sử dụng bất hợp pháp, họ sẽ bị cấm thi đấu cả đời.

Không chỉ cá nhân bị phạt nếu bị phát hiện sử dụng doping, đội bóng cũng sẽ bị phạt nếu có cầu thủ vi phạm quy định về doping. Các hình phạt cho đội bóng có cầu thủ sử dụng doping có thể là mất điểm, mất quyền tham dự giải đấu cho đến cấm thi đấu tại các giải đấu quốc tế.

Như vậy có thể thấy, hình phạt của FIFA đối với cầu thủ sử dụng doping là rất nghiêm khắc và có tính răn đe cao nhằm mang đến sự công bằng và an toàn cho môn thể thao vua.

>>> Gợi ý những phụ kiện bóng đá chính hãng đang thịnh hành và được lựa chọn nhiều nhất hiện nay.

Trên đây, Thể Thao Đông Á đã giải đáp thắc mắc cho bạn doping là gì cũng như mang đến những thông tin khác xung quanh vấn đề này. Doping là một loại chất cấm trong thể thao nói chung cũng như bóng đá nói riêng. Cầu thủ bị phát hiện sử dụng doping sẽ phải nhận hình phạt nặng từ FIFA. Hi vong, những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ về doping trong bóng đá. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments