Mục lục

Futsal Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Về Môn Bóng Đá Trong Nhà

Bóng đá là môn thể thao phổ biến và được yêu thích nhất trên thế giới, các biến thể của môn thể thao này được hình thành và nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trong các loại hình bóng đá hiện nay, futsal là môn thể thao phổ biến nhất được chơi ở nhiều quốc gia và cũng có những giải đấu lớn được tổ chức với luật chơi được quy định rõ.

Vậy futsal là gì? môn thể thao bóng đá trong nhà này có những đặc điểm khác gì với bóng đá thông thường. Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Thể Thao Đông Á.

Futsal còn được biết đến là bóng đá trong nhà

Futsal còn được biết đến là bóng đá trong nhà

1. Giải thích futsal là gì?

Futsal là gì? Futsal hay còn gọi là fútsal hoặc footsal còn được biết đến là bóng đá trong nhà hay một loại hình bóng đá thi đấu ở bên trong nhà thi đấu. Bóng đá futsal là gì? Đây cũng có thể coi là một phiên bản của bóng đá mini.

Tên gọi “futsal” là viết tắt của cụm từ “futebol de salão” trong tiếng Bồ Đào Nha, có nghĩa là “bóng đá trong nhà”

Môn thể thao này được chơi trên mặt sân cứng có kích thước khoảng 40m x 20m nhỏ hơn sân bóng đá truyền thống. Một đội futsal bao gồm 5 người (4 cầu thủ và 1 thủ môn), trong khi đội bóng đá truyền thống có 11 người.

Hiện nay, Futsal phổ biến trên toàn thế giới và được quản lý bởi Liên đoàn Futsal thế giới (AMF) và Liên đoàn Bóng đá trong nhà (FIFA).

Quả bóng được sử dụng ở môn futsal có kích thước nhỏ, cứng và nặng hơn so với quả bóng dùng trong bóng đá thông thường.

>>> Tìm hiểu kích thước sân bóng đá 7, 11 người khác gì với sân thi đấu futsal

Bóng đá futsal phù hợp với nhiều lứa tuổi

Bóng đá futsal phù hợp với nhiều lứa tuổi

2. Nguồn gốc hình thành của từ futsal?

Từ futsal bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha fútbol sala hay fútbol de salon hoặc từ tiếng Bồ Đào Nha futebol de salão đều có nghĩa là “bóng đá trong nhà”.

Việc đặt tên bắt nguồn từ quá trình tranh chấp quyền quản lý môn thể thao này giữa FIFA (Liên đoàn bóng đá thế giới) và FIFUSA (Liên đoàn Futsal quốc tế). FIFA đặt tên môn thể thao này là fútbol do đó FIFUSA đã đăng ký từ futsal vào năm 1985. Sau khi cái tên này được sử dụng trong giải vô địch thế giới tổ chức ở Madrid vào năm 1985, các tổ chức khác, trong đó có FIFA, cũng bắt đầu công nhận và sử dụng từ futsal cho môn thể thao bóng đá mini 5 người trong nhà.

3. Lịch sử hình thành và phát triển của môn futsal

3.1 Lịch sử hình thành môn futsal

Môn thể thao futsal ra đời lần đầu tiên vào năm 1930 khi Juan Carlos Ceriani, một giáo viên ở Montevideo, Uruguay, có ý định tạo ra môn thể thao để giải trí dựa trên cơ sở của bóng đá. Lúc này đang rất thịnh hành ở Uruguay sau khi nước này giành chức vô địch World Cup 1930 cũng như HCV tại Thế vận hội mùa hè năm 1924 và 1928.

Bên cạnh đó, ông còn thiết kế môn thể thao này để chơi trên sân bóng rổ. Và từ đó môn bóng đá futsal chính thức được ra đời.

3.2 Quá trình phát triển bóng đá futsal

  • Để lập ra quy tắc cho futsal, Ceriani đã sử dụng nguyên tắc của một số môn thể thao khác bao gồm: nguyên tắc cơ bản trong bóng đá (chơi bóng bằng tất cả các bộ phận của cơ thể trừ tay), số người chơi và thời lượng chơi bóng rổ (5 người chơi trong 40 phút), quy tắc về thủ môn của môn bóng nước, kích thước sân và khung thành của môn bóng ném.
  • Với những ưu điểm nổi bật như: cách chơi đơn giản, dễ dàng, phù hợp với tất cả mọi người; và chơi được ở mọi điều kiện thời tiết trong năm, YMCA đã dễ dàng truyền bá môn thể thao này một cách nhanh chóng trên khắp khu vực Nam Mỹ.
  • Năm 1956, Habib Maphuz và Luiz Gonzaga đã sửa đổi một số quy tắc của futsal để những người cao tuổi trong YMCA ở Brazil có thể thi đấu được.
  • Năm 1965, Liên đoàn Futsal Nam Mỹ được thành lập bao gồm các quốc gia Uruguay, Paraguay, Peru, Argentina và Brazil. Ngay sau đó, một giải đấu Futsal quốc tế đã được tổ chức
  • Năm 1971, Liên đoàn Futsal quốc tế FIFUSA (Federación Internacional de Fútbol de Salón) chính thức ra đời.
  • Giải vô địch futsal thế giới đầu tiên được tổ chức vào năm 1982 tại Sao Paulo, Brazil và đội tuyển chủ nhà đã giành chức vô địch
  • Giải vô địch futsal thế giới lần thứ 2 đã được tổ chức tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha vào năm 1985, và đội tuyển Brazil tiếp tục giành được chức vô địch.
  • Năm 1985, FIFA quyết định mở rộng ảnh hưởng của mình và do đó đã muốn thống nhất với FIFUSA. Tuy nhiên kết quả không như mong muốn. Và từ đó hai tổ chức quyết định sẽ phát triển riêng môn thể thao này.
  • Vào ngày 2 tháng 5 năm 1990, Brazil quyết định rời khỏi FIFUSA. Sau đó đến ngày 25 tháng 9 năm 1990, các quốc gia Paraguay, Colombia, Mexico, Argentina, Venezuela, Costa Rica, Puerto Rico, Bolivia, Ecuador, Canada đã quyết định thành lập PANAFUTSAL (Confederación Panamericana de Futbol de Salon).
  • AMF và FIFA đều quản lý, phát triển và quảng bá futsal với hệ thống của riêng mình. Hai cơ quan chủ quản này cũng tổ chức các giải đấu hoàn toàn riêng biệt với nhau.

>>> Giải đáp bóng đá có nguồn gốc từ nước nào giúp bạn thêm hiểu rõ về nguồn gốc ra đời môn thể thao vua

Đội tuyển futsal Brazil hiện cũng là đội bóng nắm giữ nhiều chức vô địch futsal World Cup nhất trong lịch sử

Đội tuyển futsal Brazil hiện cũng là đội bóng nắm giữ nhiều chức vô địch futsal World Cup nhất trong lịch sử

4. Các vị trí trong bóng đá futsal

4.1 Vị trí thủ môn trong thi đấu futsal

  • Đảm nhiệm vai trò phòng thủ khung thành, ngăn cản đối phương đưa bóng vào lưới đội nhà
  • Được phép sử dụng toàn bộ cơ thể để chơi bóng, có thể tham gia tấn công cùng đồng đội nếu cần thiết
  • Khi di chuyển ra khỏi vòng cấm địa thì thủ môn không được phép sử dụng tay.
  • Thủ môn có trang phục khác với các cầu thủ trong đội.
  • Thủ môn bóng đá futsal phải có phán đoán chính xác, phản xạ nhanh, trong nhiều trường hợp cũng có thể ghi bàn vào lưới đối phương.
Vị trí thủ môn trong bóng đá futsal

Vị trí thủ môn trong bóng đá futsal

4.2 Vị trí hậu vệ trong thi đấu futsal (Fixo)

  • Đây là vị trí bắt buộc và không thể thiếu ở bộ môn futsal.
  • Hậu vệ trong môn thể thao bóng đá trong nhà futsal còn được gọi là Fixo, là những cầu thủ đứng ngay trên phía của thủ môn.
  • Có thể di chuyển đi khắp trên sân để tham gia phòng thủ, tấn công và ghi bàn.
  • Nhiệm vụ ngăn cản các cầu thủ của đội đối phương triển khai tấn công, hỗ trợ thủ môn bảo vệ lưới nhà, đồng thời có thể lên tuyến trên tham gia tấn công cùng đồng đội để ghi bàn.
  • Hậu vệ sẽ là người được huấn luyện viên tin tưởng trao tấm băng đội trưởng
  • Sân thi đấu futsal khá nhỏ nên đây là vị trí có tầm quan sát bao quát nhất
  • Hiện nay, hậu vệ trong thi đấu futsal còn được định nghĩa là vị trí thòng nếu chơi trong sơ đồ 1 hậu vệ. Nếu là sơ đồ có 2 hậu vệ thì cả 2 sẽ chơi ngang nhau ngay ở phía trên thủ môn.

4.3 Vị trí tiền vệ trong thi đấu futsal (Ala)

  • Tiền vệ trong futsal còn được gọi là Ala, chơi ở ngay trên hàng hậu vệ và chỉ dưới tiền đạo.
  • Nhiệm vụ chính là thu hồi và phân phối bóng đến các cầu thủ của đội nhà.
  • Các Ala luôn phải có mặt ở tất cả các điểm nóng trên sân, tham gia tranh chấp, truy cản và phòng thủ như hậu vệ. Đồng thời kiến tạo cho đồng đội hoặc tự mình ghi điểm.
  • Các cầu thủ phải sở hữu kỹ thuật cá nhân tốt, khả năng quan sát nhạy bén và luôn bình tĩnh trong các pha xử lý.
Các thuật ngữ trong bóng đá futsal

Các thuật ngữ trong bóng đá futsal

4.4 Vị trí tiền đạo trong thi đấu futsal (Pivo)

  • Tiền đạo trong futsal gọi là Pivo chơi ở vị trí cao nhất của mỗi đội có nhiệm vụ chính là nhận bóng từ phía đồng đội và ghi bàn vào lưới đối phương.
  • Pivo thường xuyên phải chạm mặt với Fixo bên phía đối thủ. Trong bóng đá futsai tiền đạo cũng cần phải hỗ trợ tuyến phòng ngự liên tục.
  • Pivo phải là người có kỹ năng dứt điểm tốt, thân hình vạm vỡ để lấn át hậu vệ
  • Là vị trí không thể thiếu trong sơ đồ chiến thuật của futsal 5 người hiện đại
  • Ở một số tình huống, Pivo cũng có thể được đẩy về để chơi với vai trò của tiền vệ.

>>> Giải đáp tiền đạo là gì? Vị trí này trong bóng đá truyền thống nhiệm vụ giống và khác nhau thế nào với bóng đá futsal

5. Các thông tin, quy định trong bóng đá futsal

5.1. Quy định Futsal đá mấy người?

Thi đấu futsal gồm 5 cầu thủ cho mỗi đội. Số lượng của các cầu thủ được thay thế tối đa là 7 lần và số lần thay là không giới hạn. Trang phục trong lúc thi đấu của cầu thủ sẽ gồm quần, tất, áo, giày cao su. Không những thế, thủ môn cũng được phép mặc quần dài và màu khác để phân biệt với những đối thủ khác ở trong đội.

5.2. Quy định về trọng tài

Trọng tài chính là người điều khiển trận đấu futsal. Có quyền dừng trận đấu nếu xét thấy các can thiệp tác động ngoài sân đấu. Ngoài ra còn có trọng tài phụ bên ngoài biên và trọng tài bàn ghi số liệu thông tin trận đấu

Trọng tài bàn có thể thay thế cho trọng tài phụ và trọng tài phụ cũng có thể thay thế cho trọng tài chính nếu xuất hiện những vấn đề về sự cố chấn thương xảy ra với trọng tài.

Trọng tài trong bóng đá futsal

Trọng tài trong bóng đá futsal

>>> Định nghĩa var là gì trong bóng đá 11 người thường thấy, tình huống nào mà phải sử dụng đến var

5.3. Đá futsal ở đâu?

Futsal được đá ở trong nhà trên mặt sân được làm bằng vật liệu nhân tạo bằng gỗ hoặc những bề mặt tương tự. Kích thước sân thi đấu Futsal tiêu chuẩn được tổ chức tại các trận đấu quốc tế là rộng từ 20 – 25m, chiều dài từ 38 – 42m. Với những sân thi đấu cấp độ thấp thì kích thước rộng từ 16 – 25m còn dài từ 25-42m. Sân bóng phải đảm bảo dạng hình chữ nhật cùng đường biên cầu môn là biên ngang ngắn hơn so với đường biên dọc. Trần nhà phải cao từ 4m trở lên. Cầu môn sẽ cao 2m và rộng là 3m.

5.4. Quy định về luật thủ môn

Luật thủ môn quy định thủ môn không được giữ bóng quá 4 giây trong phần sân nhà nếu không sẽ bị thổi phạt đền. Hơn nữa, thủ môn cũng không được chạm bóng từ 2 lần trở lên và chỉ được nhận một bên sân nhà cho đến khi nào có tình huống bóng chết. Khi thủ môn nhận bóng từ đường chuyền về từ đồng đội thì chỉ được sử dụng chân thôi.

5.5. Quy định lỗi và xử phạt

Nếu như cầu thủ dự bị được đưa vào sân trong khi cầu thủ bị thay thế chưa rời khỏi sân thi đấu thì:

  • Trọng tài thổi còi và dừng trận đấu
  • Cầu thủ bị thay thế và nhanh chóng rời khỏi sân đấu.
  • Trọng tài cũng có thể phạt thẻ vàng đối với cầu thủ vào sân và yêu cầu cầu thủ này rời khỏi sân rồi làm thủ tục thay thế.
  • Các cầu thủ đội đối phương cũng sẽ được hưởng phạt gián tiếp nếu trận đấu bắt đầu trở lại.

Khi thay người thì cầu thủ thay thế không đứng ở vị trí người của đội mình. Lỗi gián tiếp là lỗi cầu thủ bị thổi phạt tại nơi phạm lỗi và đội bạn sẽ được hưởng một quả đá phạt gián tiếp. Còn lỗi trực tiếp là lỗi cầu thủ vi phạm bị trọng tài thổi phạt cùng đội đối thủ sẽ hưởng quả phạt đền của đội nhà thì đội đối thủ sẽ được hưởng quả đá phạt là 6m trực tiếp.

Luật thi đấu bóng đá futsal

Luật thi đấu bóng đá futsal

5.6. Luật thay người

Ở mỗi trận đấu futsal số lượng cầu thủ dự bị sẽ là 7 người và các đội có thể thay đổi người không giới hạn. Những cầu thủ thay thế ra sân vẫn có thể quay lại để thi đấu thế nhưng cần phải tuân thủ những điều sau:

  • Cầu thủ thay thế khi rời sân cần phải đưa qua khu vực thay người cho đội mình.
  • Cầu thủ vào sân cần phải đợi cầu thủ bị thay thế bước ra khỏi sân hay là không
  • Khi hoàn thành được thủ tục thay thế thành công thì cầu thủ vào sân cũng sẽ trở thành cầu thủ chính thức còn những cầu thủ ra sân sẽ trở thành cầu thủ dự bị.

>>> Luật thay người trong bóng đá futsal có gì khác luật bóng đá 7 người, luật bóng đá 11 người không?

5.7 1 trận futsal bao nhiêu phút?

Theo quy định của FIFA trận đấu Futsal sẽ có 2 hiệp thi đấu chính thức và mỗi hiệp đấu sẽ có thể kéo dài khoảng 20 phút. Nếu sắp hết thời gian thi đấu chính thức mà đội được hưởng quả đá penalty thì trận đấu vẫn có thể được tiếp tục cho đến khi thực hiện xong. Mỗi đội thi đấu được nghỉ khoảng 15 phút sau kết thúc hiệp 1.

Thời gian thi đấu chính thức mỗi đội có 1 lần hội ý 1 phút ở mỗi hiệp và cần phải tuân theo những quy định như sau:

  • Quan chức của đội Futsal mới có quyền được yêu cầu gợi ý và cần thông báo với trọng tài nhằm tiến hành bấm giờ.
  • Khi hết giờ trọng tài thổi còi và hai đội phải trở về sân ngay lập tức.
  • Trong lúc hội ý thì các cầu thủ thi đấu chính thức mới được ở trong sân còn những cầu thủ dự bị hay là quản lý của đội phải ở bên ngoài sân.

Có thể thấy, Futsal là môn bóng đá trong nhà yêu cầu sự điều phối chính xác và nhanh nhẹn giữa các cầu thủ. Bóng đá trong nhà futsal phát triển kỹ năng cá nhân và tinh thần đồng đội. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được futsal là gì cũng như những thông tin xung quanh môn bóng đá trong nhà này từ luật thi đấu đến vai trò của từng vị trí trong bóng đá futsal giúp bạn dễ dàng theo dõi trận đấu diễn ra.

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments