Mục lục

[TOP 5] Các Chấn Thương Thường Gặp Trong Khi Chơi Bóng Chuyền

Trong tập luyện, thi đấu hay tham gia các hoạt động thể dục thể thao, việc chấn thương xảy ra là điều không hiếm gặp và trong bóng chuyền cũng vậy.

Trong bài viết kỳ này, cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu top 5 các chấn thương thường gặp trong khi chơi bóng chuyền, cách nhận biết và cách điều trị, nghỉ ngơi tốt nhất qua bài viết bên dưới nhé.

Top 5 các chân thương thường gặp khi chơi bóng chuyền:

1. Chấn thương vai khi chơi bóng chuyền

Bóng chuyền là môn thể thao đòi hỏi sự chuyển động linh hoạt của cánh tay, cổ tay, vai,… Do đó chấn thương vai khi chơi bóng chuyền là một trong những chấn thương thường gặp ở bộ môn này. Đa phần những dấu hiệu đau khớp vai khi chơi bóng chuyền thường khởi phát chậm, diễn ra âm thầm cho đến khi vượt ngưỡng chịu đựng của cấu trúc cơ, gân, ổ khớp sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng đau, viêm sưng.

Ảnh hưởng của tình trạng chấn thương vai khi chơi bóng chuyền dẫn đến ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và quá trình tập luyện, thi đấu. Nếu không xử lý, chữa trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến đau mạn tính, cứng khớp, hoặc teo cơ, mất chức năng khớp vai khiến hoạt động tay trở nên khó khăn và nếu nặng có thể phải ngừng tập luyện, thi đấu bóng chuyền.

Chấn thương vai nghiêm trọng có thể dẫn tới mất khả năng thi đấu, tập luyện bóng chuyền

Chấn thương vai nghiêm trọng có thể dẫn tới mất khả năng thi đấu, tập luyện bóng chuyền

 

Chấn thương vai có thể xảy ra với các dạng khác nhau, do đó các bạn cần phải hết sức thận trọng, không được chủ quan khi có các triệu chứng. Giải pháp xử lý tối ưu nhất khi gặp phải tình trạng đau vai khi chơi bóng chuyền là thăm khám sớm để các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nhất chấn thương gặp phải và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

>>> Xem thêm: Cập nhật mới nhất về luật bóng chuyền thi đấu 2022.

2. Chấn thương đầu gối khi đánh bóng chuyền

Chấn thương đầu gối cũng là một chấn thương thường gặp khi chơi bóng chuyền. Khớp gối có kích thước cũng như biên độ vận động lớn, cấu tạo phức tạp và đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển động của cơ thể. Việc bạn phải liên tục nhảy lên nhảy xuống trong khi chơi bóng chuyền có thể gây căng thẳng rất nhiều lên vùng đầu gối và có thể dẫn đến chấn thương.

Chấn thương dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau là hai dạng chấn thương đầu gối thường gặp nhất khi chơi bóng chuyền. Chúng có thể xảy ra trong một động tác cắt bóng hoặc khi bạn tiếp nền sân một cách lúng túng, bị động. Bạn có thể cảm thấy ngay  khi chấn thương xảy ra bằng việc đau vùng đầu gối và không thể tiếp tục tập luyện hay thi đấu ngay tại thời điểm đó.

Chấn thương đầu gối khi chơi bóng chuyền

Chấn thương đầu gối khi chơi bóng chuyền

Chấn thương đầu gối ảnh hưởng rất nhiều tới việc di chuyển, vận động. Chính vì vậy, nếu cảm thấy đau vùng gối, các bạn lập tức ra dấu tạm dừng rồi nhanh chóng di chuyển ra ngoài sân để đội ngũ y tế thăm khám, chuẩn đoán, đánh giá mức độ chấn thương.

Nếu bạn cố tiếp tục tập luyện, thi đấu khi đã chấn thương có thể gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề khiến bạn vĩnh viễn không thể thi đấu, tập luyện hay khả năng đi lại bị hạn chế rất nhiều. Kèm theo đó là những cơn đau nhức chân trong thời gian dài. Chi phí phẫu thuật, chữa trị cao.

Ở mức độ nhẹ, chấn thương đầu gối thường được điều trị bằng phương pháp RICE (nghỉ ngơi, chườm đá , nén, nâng cao) và các bài tập phục hồi. Ở mức độ nặng có thể phải phẫu thuật, nghỉ ngơi và tập các bài tập phục hồi.

>>> Xem thêm: Tổng hợp luật tính điểm bóng chuyền trong bộ môn bóng chuyền da trong nhà, bóng chuyền hơi và bóng chuyền bãi biển.

3. Chấn thương cổ tay trong bóng chuyền

Chấn thương cổ tay khi chơi bóng chuyền cũng là một dạng chấn thương rất phổ biến và thường gặp. Nguyên nhân có thể là do người chơi sử dụng khớp cổ tay liên tục và quá sức khi chơi làm tổn thương các dây chằng vùng khớp hoặc do khi bạn ngã chống tay xuống nền sân trong quá trình di chuyển hoặc những pha bay người cứu bóng.

Khi đó cơ thể trong trạng thái mất cân bằng có thể làm tay bị trật khớp cổ tay, thậm chí có thể gãy xương tay.

Có thể nói khớp cổ tay là phần khớp phức tạp nhất cơ thể. Cổ tay được cấu tạo từ xương trụ, xương quay và xương cổ tay. Các xương này được kết nối với nhau bởi rất nhiều dây chằng. Khi chơi bóng chuyền, các loại chấn thương có thể gây đau cổ tay như: căng cơ, bong gân, gãy xương cổ tay, đứt dây chằng… và cũng có những chấn thương nặng hơn có thể là gãy xương.

Chấn thương cổ tay khi chơi bóng chuyền

Chấn thương cổ tay khi chơi bóng chuyền

Biện pháp tốt nhất để chữa lành chấn thương ở tay là các bạn mua băng dán để phục hồi các chấn thương gân, khớp. Nếu phát hiện cổ tay có dấu hiện đau hãy lập tức chườm đá lạnh để giảm đau, ngăn ngừa tình trạng sưng tấy và thực hiện các bài tập cổ tay để hạn chế cổ tay bị đau nặng hơn.

Nếu thấy cổ tay bị đau dữ dội, các khớp cổ tay bị biến dạng, không cử động được, tê cứng tay thì các bạn cần đi đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm giải đáp của bác sỹ về việc chơi bóng chuyền giúp tăng chiều cao không? 

4. Chấn thương ngón tay

Cùng với chấn thương vai và chấn thương cổ tay, chấn thương ngón tay cũng là một chấn thương cực kỳ phổ biến khi chơi bóng chuyền. Nguyên nhân là do các động tác đánh bóng, đỡ bóng khiến ngón tay liên tục chịu áp lực nặng nề. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài rất dễ gây ra chấn thương cho dây chằng hoặc khiến dải mô này kéo căng quá mức.

Phần lớn trường hợp người bị chấn thương ngón tay sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu do cảm giác đau nhức xuất hiện liên tục. Ngoài ra, khu vực khớp gian đốt ngón gần có thể sưng tấy, gây khó khăn cho việc cử động ngón tay.

Tiếp đất bị động, sai cách dễ gây ra chấn thương cho các ngón tay

Tiếp đất bị động, sai cách dễ gây ra chấn thương cho các ngón tay

Hầu hết trường hợp bong gân ngón tay không thật sự quá nguy hiểm, tổn thương ở dây chằng quanh khớp gian đốt ngón gần có khả năng khỏi sau vài ngày nhờ cơ chế tự chữa lành thương tổn của cơ thể. Còn nếu không may bạn bị gãy ngón tay hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để được điều trị tốt nhất.

>>> Xem thêm cách làm cột lưới bóng chuyền tại nhà cực đơn giản mà tiết kiệm, ai cũng có thể làm được!

5. Bong gân 

Bong gân xảy ra khi mắt cá chân cuộn vào hoặc ra ngoài kéo giãn dây chằng và gây ra một số cơn đau nghiêm trọng. Cách tiếp chân sai tư thế là thủ phạm chính gây ra việc bong gân.

Bong gân mắt cá chân khi chơi bóng chuyền là chấn thương không quá nghiêm trọng. Bạn có thể điều trị nhanh bằng cách chườm đá, bó phần mắt cá chân lại, nâng chân lên và lưu ý hạn chế đi lại trong một thời gian. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những loại bình xịt giảm đau thể thao để xịt ngay khi vừa bị để giảm đau nhanh.

Một điều các bạn cần lưu ý là khi mới bị bong gân tuyệt đối không thoa dầu hay tự ý massage chân vì như vậy có thể sẽ làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Để phòng ngừa bị bong gân, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện các bài tập thăng bằng để tăng cường cơ bắp quanh mắt cá chân.

Các bạn có thể điều trị nhanh khi bị bong gân bằng cách chườm đá

Các bạn có thể điều trị nhanh khi bị bong gân bằng cách chườm đá

 

>>> Xem ngay cầu thủ bóng chuyền xinh nhất Việt Nam và những thành tích thi đấu đã đạt được của nàng “hoa khôi” này.

 

Trên đây là 5 chấn thương thường gặp khi chơi bóng chuyền, cách nhận biết và cách điều trị, nghỉ ngơi tốt nhất. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn.

Thể Thao Đông Á chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Nếu bạn có nhu cầu mua quả bóng chuyền, trụ bóng chuyền và các dụng cụ chơi bóng chuyền chất lượng tốt, giá rẻ hãy đến Đông Á Sport. Hotline hỗ trợ 24/7: 0976.066.222

Câu hỏi thường gặp

Các chấn thương thường gặp khi chơi bóng chuyền là chấn thương vai, chấn thương cổ tay, chấn thương ngón tay, chấn thương đầu gối và bong gân.

Ở mức độ nhẹ, chấn thương đầu gối thường được điều trị bằng phương pháp RICE (nghỉ ngơi, chườm đá , nén, nâng cao) và các bài tập phục hồi. Ở mức độ nặng có thể phải phẫu thuật, nghỉ ngơi và tập các bài tập phục hồi.

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments