Mục lục

Môn Đẩy Tạ Là Gì? Có Mấy Giai Đoạn? Hướng Dẫn Đẩy Tạ Đúng Cách

Trong bài viết kỳ này, cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu về môn đẩy tạ để biết đẩy tạ là gì? Đẩy tạ có mấy giai đoạn? Đẩy tạ đúng cách thực hiện như thế nào và kỷ lục thế giới môn đẩy tạ hiện nay là bao nhiêu?

Cùng theo dõi bài viết để biết câu trả lời chính xác nhất nhé.

1. Môn đẩy tạ là gì?

Đẩy tạ là một môn điền kinh trong sân vận động liên quan đến đẩy (chứ không phải là ném) một quả tạ hình cầu nặng đi càng xa càng tốt. Cuộc thi đẩy tạ dành cho nam giới là một phần của Thế vận hội vào năm 1896 và áp dụng cho nữ bắt đầu vào năm 1948.

Đẩy tạ là môn điền kinh thi đấu tại Olympic

Đẩy tạ là môn điền kinh thi đấu tại Olympic

2. Đẩy tạ có mấy giai đoạn?

Đẩy tạ có 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn chuẩn bị.
  • Giai đoạn trượt đà.
  • Giai đoạn ra sức.
  • Giai đoạn giữ thăng bằng cuối cùng.

3. Hướng dẫn đẩy tạ đúng cách

3.1 Giai đoạn chuẩn bị

Cách cầm tạ đúng cách là tạ tiếp xúc với đầu ngón tay bằng các đốt ở ngoài cùng, ngón tay đặt ở giữa lên đường chia đôi của quả tạ, ngón tay trỏ và ngón giáp út cách đều phần ngón tay giữa còn ngón út và ngón cái sẽ giúp đỡ tạ ở hai bên.

Sau khi đã cầm tạ đúng cách, đặt phần tạ sát cổ, tạ lúc này nằm trên hõm xương quai xanh cùng với bên tay thuận. Hướng lòng bàn tay cầm tạ về phía định tập và dùng hàm cùng bên tay giữ cho tạ ổn định.

Khuỷu tay cầm tạ đưa về phía trước và thấp hơn so với vai, tay không phải cầm tạ có thể đưa chếch về trước. Khi đứng trong vòng lưng phải quay người về hướng định đẩy tạ, chân trụ thì đặt cả bàn và nên song song với đường kính vòng đẩy, chân còn lại thì co lại ở gối và chạm phần mũi chân xuống mặt đất, mặt hướng về phía ngược lại với phía đẩy.

Giai đoạn chuẩn bị trong đây tạ

Giai đoạn chuẩn bị trong đây tạ

3.2 Giai đoạn trượt đà

Giai đoạn trượt đà được thực hiện từ khi các bạn vào tư thế quay lưng về hướng định đẩy. Khi thực hiện tạo đà, các bạn phải tạo ra một tốc độ nằm ngang tối ưu nhất để tạo ra sức cuối cùng.

Khi chuẩn bị cho việc trượt đà, các bạn cần kiễng người và dồn trọng tâm vào phần chân trụ đồng thời chân trái đưa ra phía sau và lên trên hướng định đẩy, sau đó gập thân lại về phía trước và chân phải gập ở phần gối, chân trái hạ xuống dưới đồng thời co lại rồi chân trái thực hiện đá lăng về hướng đẩy, chân phải đạp mạnh và cũng trượt đà.

Tư thế trong giai đoạn trượt đà

Tư thế trong giai đoạn trượt đà

Trong thời gian trượt đà, chân phải nên di chuyển bằng gót chân, thu chân lại nhanh là điều kiện để bắt đầu cùng động tác ra sức cuối cùng. Mũi chân phải sau khi đã trượt tiếp đất giữ nguyên hướng bàn đầu của bàn chân, thân trên thì ngả về hướng ngược lại của hướng đẩy và trọng lượng của cơ thể dồn lại chân trụ.

>>> Xem thêm 20+ giàn tạ đa năng – dụng cụ luyện tập tại nhà mỗi ngày không thể thiếu của các VĐV đẩy tạ chuyên nghiệp.

3.3 Giai đoạn ra sức

Khi chân lăng chạm đất thì chân trụ ngay lập tức phải đạp để duỗi khớp ở cổ tay chân, gối và xoay hông về phía đẩy, chân lăng phải tì vững vào mặt sân và không nên hạ thấp trọng tâm của cơ thể.

Khi chân trụ gần duỗi hết thì phần trọng tâm cơ thể cũng dần chuyển sang chân lăn, tay cầm tạ đẩy lên trên và hướng lại về phía trước. Khi tạ rời khỏi tay thì bàn tay và các ngón tay đang miết vào tạ cần dùng sức để đẩy tạ đi.

Tư thế trong giai đoạn ra sức

Tư thế trong giai đoạn ra sức

>>> Xem ngay hướng dẫn đẩy tạ lưng hướng ném đúng kỹ thuật giúp các bạn đạt các thành tích cao hơn.

3.4 Giai đoạn giữ thăng bằng cuối cùng

Để khắc phục việc nhảy đổi chân, các chuyên gia khuyên người tập nên khụy gối hạ thấp trọng tâm cơ thể và chuyển phần chân trụ về phía trước, lúc này mắt nhìn xuống bục và phần thân trên cũng gập xuống, chân lăng hạ thấp theo phần thân trên và chân trụ đổi về sau.

Giữ thăng bằng sau khi đẩy tạ

Giữ thăng bằng sau khi đẩy tạ

Nếu trong trường hợp quán tính quá lớn, các bạn có thể nhảy lò cò tại chỗ trên chân trụ để hạn chế bị ngã.

4. Kỷ lục đẩy tạ thế giới 

Kỷ lục đẩy tạ thế giới dành cho nam đang thuộc về Ryan Crouser với thành tích 23.37m đạt được vào ngày 19/6/2021 tại cuộc thi tuyển chọn đội tuyển điền kinh Mỹ tham dự Olympic Tokyo 2020 tổ chức tại Eugene, Oregon, Mỹ đã phá vỡ kỷ lục thế giới cũ 23m12 do Randy Barnes lập từ 20/5/1990.

Hình ảnh Ryan Crouser tại Olympic Tokyo 2020 nơi anh giành HCV

Hình ảnh Ryan Crouser tại Olympic Tokyo 2020 nơi anh giành HCV

Kỷ lục đẩy tạ thế giới dành cho nữ đang thuộc về Natalya Lisovskaya – VĐV người Liên Xô với thành tích 22.63m đạt được vào ngày 7/6/1987 tổ chức tại Moskva, Liên bang Soviet.

Natalya Lisovskaya là người nắm giữ kỷ lục đẩy tạ thế giới dành cho nữ

Natalya Lisovskaya là người nắm giữ kỷ lục đẩy tạ thế giới dành cho nữ

5. Tổng kết

Trên đây là những thông tin về bộ môn đẩy tạ là gì, đẩy tạ có mấy giai đoạn, tư thế đẩy tạ đúng cách và các kỷ lục thế giới môn đẩy tạ. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các bạn.

>>> Click xem ngay các ghế tập tạ giúp bạn tập tạ đẩy ngay tại nhà

Thể Thao Đông Á chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Câu hỏi thường gặp

Đẩy tạ có 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn chuẩn bị.
  • Giai đoạn trượt đà.
  • Giai đoạn ra sức.
  • Giai đoạn giữ thăng bằng cuối cùng.

Kỷ lục đẩy tạ thế giới dành cho nam đang thuộc về Ryan Crouser với thành tích 23.37m và kỷ lục đẩy tạ thế giới dành cho nữ đang thuộc về Natalya Lisovskaya với thành tích 22.63m.

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments