Mục lục

[KHÁM PHÁ] Kỹ Thuật Di Chuyển Đơn Bước, Đa Bước, Bước Nhảy Trong Cầu Lông

Trong bài viết kỳ này, cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu và khám phá kỹ thuật và các bước di chuyển trong cầu lông. Cùng theo dõi ngay bài viết chi tiết bên dưới các bạn nhé.

1. Kỹ thuật di chuyển trong cầu lông

Kỹ thuật di chuyển trong cầu lông gồm:

  1. Kỹ thuật di chuyển đơn bước sang ngang (trái hoặc phải).
  2. Di chuyển đơn bước ở tư thế lùi sau.
  3. Di chuyển đa bước với tư thế sang ngang.
  4. Di chuyển đa bước lùi và tiến.
  5. Di chuyển bước nhảy về phía trước.
  6. Di chuyển bước nhảy có bước đệm.
  7. Di chuyển bước nhảy lên cao hoặc chặn đầu.
  8. Kỹ thuật di chuyển trong đánh đôi.

2. Kỹ thuật di chuyển đơn bước trong cầu lông

Kỹ thuật di chuyển đơn bước trong cầu lông được hiểu đơn giản là bạn chỉ sử dụng một chân để di chuyển còn chân kia có chức năng giữ vững làm trụ. Đây là kỹ thuật được áp dụng rất phổ biến trong các trường hợp đánh cầu bên trái, đánh cầu bên phải, vụt cầu khi đối phương đánh cầu sang rơi gần người. Kỹ thuật này có tác dụng phòng thủ rất tốt, nhất là khi đối phương vụt mạnh gần người.

Kỹ thuật di chuyển đơn bước trong cầu lông

Kỹ thuật di chuyển đơn bước trong cầu lông

Đối với kỹ thuật di chuyển đơn bước trong cầu lông, VĐV cần bắt đầu với tư thế chuẩn bị như sau:

  • Hai chân dang rộng bằng vai.
  • Hai đầu gối khụy xuống để trọng tâm thân người hạ thấp.
  • Thân người hơi đổ về phía trước, đồng thời hai tay co về phía trước, mắt nhìn thẳng.

Khi đã sẵn sàng với tư thế chuẩn bị này, bạn có thể di chuyển sang ngang hoặc di chuyển lùi sau trên sân cầu lông.

2.1 Di chuyển đơn bước sang ngang (trái hoặc phải)

  • Để đánh cầu phải, các bạn dùng chân trái và gót chân trái làm trụ, xoay bàn chân sang phải tạo với hướng đánh cầu một góc khoảng 130 – 135 độ, chân phải lùi về phía sau một bước khoảng 50 – 80 cm sao cho mũi bàn chân thẳng với đường kéo dài từ gót chân trái song song với hướng đánh, bàn chân tạo với hướng đánh, góc bước khoảng 45 độ. Dồn trọng tâm vào chân phải, thân người xoay nghiêng sang phải, toàn thân tạo thành tư thế đánh cầu phải.
  • Đối với tư thế đánh cầu trái, các bạn sẽ lấy chân phải và gót chân phải làm trụ, xoay bàn chân tạo thành góc 130 – 135 độ so với hướng đánh cầu, chân trái bước về sau khoảng 50 – 80 cm tạo thành góc bước 45 độ. Dồn trọng tâm vào chân trái, người vặn sang trái, toàn thân vào tư thế đánh cầu trái.
Di chuyển đơn bước sang ngang

Di chuyển đơn bước sang ngang

2.2 Di chuyển đơn bước ở tư thế lùi sau

Với di chuyển đơn bước ở tư thế lùi sau, các bạn cũng di chuyển đơn bước sang trái hoặc sang phải tùy tình huống.

  • Nếu cầu rơi sát người hoặc phía sau bên phải thì bạn lấy nửa trên của bàn chân trái làm trụ, chân phải lùi về phía sau một bước rộng 50 – 60 cm với góc bước khoảng 135 độ, toàn thân tạo thành tư thế đánh cầu phải. Sau đó đạp mạnh chân để trở về vị trí chuẩn bị ban đầu.
  • Nếu cầu rơi sát người hoặc phía sau bên trái thì bạn sử dụng nửa trước của bàn chân phải làm trụ, chân trái lùi về phía sau một bước rộng khoảng 50 – 60 cm tạo góc bước 135 độ, toàn thân tạo thành tư thế đánh cầu trái. Sau đó đạp mạnh chân để trở về vị trí chuẩn bị ban đầu.

>>> Xem thêm tư thế chuẩn bị khi đánh cầu như thế nào thì đúng kỹ thuật?

3. Kỹ thuật di chuyển đa bước trong cầu lông

Kỹ thuật di chuyển đa bước hay còn gọi là di chuyển nhiều bước trong cầu lông là sự thay đổi vị trí của đôi chân từ 2 bước trở lên, là kỹ thuật đa dạng được dùng để đánh trả những đường cầu ở xa vị trí đứng của bạn.

Cách di chuyển này cũng được coi là phương pháp phòng thủ và tấn công cơ bản không thể bỏ qua trong quá trình tập luyện, thi đấu của các vận động viên cầu lông. Cũng giống như kỹ thuật di chuyển đơn bước, kỹ thuật này có 2 kiểu chính là di chuyển sang ngang và di chuyển tiến, lùi.

3.1 Di chuyển đa bước với tư thế sang ngang

Kỹ thuật di chuyển đa bước với tư thế sang ngang thực hiện như sau:

  • Các bạn đứng ở tư thế chuẩn bị ở giữa sân tại vị trí trung tâm.
  • Để di chuyển sang phải thì bạn đạp mạnh chân trái, quay người góc 90 độ sang phải, chân trái bước về phía trước, hạ thấp trọng tâm, 2 đầu gối khụy xuống thấp.
  • Bước tiếp chân phải rồi chân trái, lần lượt như vậy cho đến khi bước cuối cùng là chân trái chạm mép biên dọc phải.
  • Dồn trọng tâm về bên trái, gối chân trái khuỵu xuống thấp nữa, thân người vặn sang phải để vào tư thế đánh cầu phải.
  • Đánh vợt cầu lông về phía trước, rồi đạp mạnh chân trái để đẩy người quay 180 độ, tiếp tục di chuyển theo hướng ngược lại.
Di chuyển đa bước với tư thế sang ngang

Di chuyển đa bước với tư thế sang ngang

3.2 Di chuyển đa bước lùi và tiến

Để thực hiện kỹ thuật di chuyển đa bước lùi hoặc tiến, người chơi cần thực hiện theo các bước cụ thể sau:

  • Bắt đầu với tư thế chuẩn bị.
  • Tùy theo mục đích tiến hay lùi, bạn thực hiện động tác chạy bằng 2 chân luân phiên lùi về phía sau hoặc tiến về phía trước.
  • Kết thúc bước chạy cuối cùng thì sẽ vào tư thế đang cầu phải hoặc đánh cầu trái.
Di chuyển đa bước lùi và tiến

Di chuyển đa bước lùi và tiến

 

>>> Xem thêm kỹ thuật đập cầu trong cầu lông cực hiệu quả giúp bạn dễ dàng ghi điểm.

4. Kỹ thuật di chuyển bước nhảy trong cầu lông

Kỹ thuật di chuyển bước nhảy là hình thức di chuyển nâng cao, giúp người chơi có những điểm bứt phá ngoạn mục, nhanh chóng ghi được điểm số hay tăng khả năng phòng thủ. Kỹ thuật này có 3 kiểu chính là nhảy về trước, nhảy có bước đệm và nhảy lên cao chặn cầu.

4.1 Di chuyển bước nhảy về phía trước

Kỹ thuật di chuyển bước nhảy về trước thực hiện như sau:

  • Các bạn bắt đầu từ tư thế chuẩn bị.
  • Sử dụng sức mạnh của đôi chân để bật người lên cao về phía trước theo hướng muốn di chuyển.
  • Chân đưa về phía trước với bước chân vươn dài khiến cơ thể hơi bay lên cao một chút.
  • Sau đó chân tiếp đất, chân trước khụy xuống và dồn trọng tâm vào chân này.
  • Thân người và tay cầm vợt kéo dài về phía trước theo hướng đánh cầu.
  • Đạp mạnh chân về phía trước, đẩy người về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Di chuyển bước nhảy về phía trước

Di chuyển bước nhảy về phía trước

4.2 Di chuyển bước nhảy có bước đệm

Kỹ thuật di chuyển bước nhảy có bước đệm cũng giống như bước nhảy về phía trước nhưng có thêm giai đoạn bật và bay. Cụ thể như sau:

  • Khi vào tư thế chuẩn bị, các bạn dùng sức mạnh của 2 chân, bật lên cao về phía di chuyển và để cơ thể bay lên cao.
  • Lập tức dùng 1 chân tiếp đất, tiếp tục dùng chân đó đạp đất bật mạnh, tận dụng quán tính để bật cơ thể bay lên cao và nhanh hơn về hướng di chuyển.
  • Vươn dài chân chưa chạm đất về phía trước. Khi tiếp xúc với đất thì nhanh chóng đạp mạnh chân về phía trước, lật cơ thể để trở về tư thế chuẩn bị cơ bản.
Di chuyển bước nhảy có bước đệm

Di chuyển bước nhảy có bước đệm

4.3 Di chuyển bước nhảy lên cao hoặc chặn cầu

Kỹ thuật di chuyển bước nhảy lên cao hoặc chặn cầu thường được áp dụng trong lối chơi tấn công, giúp cầu thủ chiếm được chiều cao của đường cầu bay, giúp đánh cầu nhanh hơn, có điểm vụt cắm sát lưới hơn. Thực hiện kỹ thuật này như sau:

  • Các bạn ở tư thế chuẩn bị, sử dụng sức mạnh của đôi chân để bật mạnh cơ thể lên cao.
  • Khi thân người lên điểm cao nhất thì thực hiện động tác tay đánh cầu rơi và rơi thân người xuống.
  • Đưa chân cùng bên tay không cầm vợt chạm đất đầu tiên. Chân kia hạ xuống sau đó, nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị lúc đầu.
Di chuyển bước nhảy lên cao hoặc chặn cầu

Di chuyển bước nhảy lên cao hoặc chặn cầu

 

>>>> Xem thêm chiến thuật đánh đôi cầu lông cực đỉnh bất khả chiến bại mà bạn nên biết.

5. Kỹ thuật di chuyển trong đánh đôi cầu lông

Trong thi đấu đôi, sự phối hợp thuần thục, hợp lý của 2 vận động viên về kỹ thuật di chuyển, chiến thuật và tâm lý thi đấu là vô cùng quan trọng. Trong đó đặc biệt là sự phối hợp di chuyển trên sân trong quá trình thi đấu có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả trận đấu.

Với mỗi đôi khác nhau sẽ có sự phối hợp di chuyển khác nhau, song nhìn chung dựa trên cơ sở phân chia sân theo các khu vực đánh cầu thì có 4 loại phối hợp di chuyển thường được áp dụng như sau:

  • Phân chia di chuyển theo đường chéo.
  • Phân chia di chuyển theo trên dưới.
  • Phân chia di chuyển theo đường trung tâm.
  • Phối hợp di chuyển vòng tròn luân phiên.

5.1 Phân chia di chuyển theo đường chéo

Sự phân chia khu vực di chuyển theo đường chéo nghĩa là trên sân mình được chia đôi (có tính chất tương đối) theo đường chéo của sân, mỗi vận động viên chịu trách nhiệm đánh những quả cầu rơi trên khu vực sân phân chia của mình. Trong trường hợp phân chia này VĐV phát cầu sẽ chịu trách nhiệm nửa trên (gần nửa sân sát lưới), VĐV còn lại chịu trách nhiệm phần nửa sân còn lại (phần nửa sân có đường biên ngang).

Phân chia di chuyển theo đường chéo

Phân chia di chuyển theo đường chéo

Phương pháp phân chia này thường áp dụng với những vận động viên có trình độ khá và tương đồng nhau về mặt kỹ thuật và chiến thuật.

5.2 Phân chia di chuyển theo trên, dưới

Phân chia di chuyển theo khu vực trên dưới nghĩa là trên phần sân mình được chia ra làm 2 khu vực trên và dưới. Ở cách chia này 2 vận động viên thường đứng theo vị trí hàng dọc để đánh cầu. VĐV đứng trên sẽ chịu trách nhiệm phần trên gần lưới (thường tính từ ngang vị trí đứng trở lên) còn VĐV đứng sau chịu trách nhiệm phần còn lại của sân.

Phân chia di chuyển theo trên, dưới

Phân chia di chuyển theo trên, dưới

Phương pháp phân chia này thường áp dụng cho 2 vận động viên có trình độ chênh lệch hoặc thi đấu đôi nam nữ phối hợp.

5.3 Phân chia di chuyển theo đường trung tâm

Phân chia di chuyển theo đường trung tâm là lấy đừng trung tâm để chia sân làm 2 khu vực phải và trái. Mỗi VĐV sẽ chịu trách nhiệm một nửa sân theo chiều dọc.

Phân chia di chuyển theo đường trung tâm

Phân chia di chuyển theo đường trung tâm

Cách chia này thường áp dụng với 2 VĐV có trình độ tương đương nhau và sử dụng rất hiệu quả trong phòng thủ.

5.4 Phối hợp di chuyển vòng tròn luân phiên

Di chuyển phối hợp vòng tròn luân phiên (bù chỗ) là phương pháp phối hợp mà 2 vận động viên luôn luôn di chuyển nhất định ở vị trí chéo nhau trên sân. Phương pháp này thường ít được áp dụng vì tiêu hao thể lực lớn do VĐV luôn phải di chuyển (kể cả người đánh cầu lẫn người không).

Phối hợp di chuyển vòng tròn luân phiên có hiệu quả với những đôi có trình độ cao vì đối phương rất khó phát hiện khoảng trống trên sân trong quá trình thi đấu.

>>> Xem thêm kỹ thuật giao cầu lông cơ bản mà bạn cần biết để không bị trọng tài phạt lỗi.

6. Các bước di chuyển trong cầu lông

Trên sân cầu lông sẽ có 6 góc quan trọng bạn cần chú ý 2 góc lưới, 2 góc ngang giữa sân và 2 góc cuối sân.Từ 6 góc quan trọng này, chúng ta có 3 cách di chuyển cơ bản trong cầu lông bất kỳ ai tham gia bộ môn này cũng cần nắm rõ là di chuyển lên lưới, di chuyển sang ngang hai bên và di chuyển 2 góc đằng sau.

6.1 Các bước di chuyển lên lưới trong cầu lông

Di chuyển lên lưới được chia thành 2 kiểu:

  • Bước kép lên lưới.
  • Bước chân trái lên trước làm chân đệm sau đó bật chân phải ra.

Một điểm chú ý trong các bước di chuyển của 2 kiểu trên đó là sẽ tiếp đất bằng gót chân sau đó mới đến mũi chân. Sau khi lên lưới, bước lùi về sẽ có 2 kiểu là dồn bước kép về hoặc kiểu rút chân thuận về.

Các bước di chuyển lên lưới trong cầu lông

Các bước di chuyển lên lưới trong cầu lông

6.2 Các bước di chuyển sang ngang 2 bên

Các bước di chuyển sang ngang 2 bên cũng gần tương tự với các bước di chuyển lên lưới. Các bạn sẽ đưa chân trái ra trước làm chân đệm sau đó bật chân phải ra và ngược lại.

Các bước di chuyển sang ngang 2 bên

Các bước di chuyển sang ngang 2 bên

6.3 Các bước di chuyển 2 góc đằng sau

Đối với kiểu di chuyển 2 góc đằng sau các bạn cần lưu ý khi di chuyển về góc đằng sau bên phải sẽ có 2 kiểu là xoay hông nhưng không xoay chân áp dụng cách di chuyển dồn bước kép về sau đó xoay hông lên và dồn về và kiểu xoay chân cũng áp dụng cách di chuyển dồn bước kép nhưng khác với kiểu 1 là xoay hông thì kiểu 2 các bạn sẽ xoay người, đưa chân phải ra sau, sau đó dồn về (áp dụng cho người thuận tay phải, tay trái làm tương tự nhưng ngược bên).

Các bước di chuyển 2 góc đằng sau

Các bước di chuyển 2 góc đằng sau

Đối với di chuyển về góc đằng sau bên trái chỉ có duy nhất 1 kiểu di chuyển xoay chân.

>>> Xem thêm cập nhật cách tính điểm trong cầu lông mới nhất hiện nay từ BWF.

7. Tổng kết

Trên đây là kỹ thuật và các bước di chuyển trong bộ môn cầu lông. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các bạn, giúp các bạn chơi cầu lông tốt hơn.

Nếu bạn muốn mua vợt cầu lôngghế trọng tài cầu lôngtrụ cầu lôngthảm trải sân cầu lông và các dụng cụ cầu lông tiêu chuẩn thi đấu chất lượng tốt, giá rẻ hãy tới ngay Công ty TNHH Thể Thao Đông Á Việt Nam – đơn vị chuyên cung cấp, phân phối dụng cụ thể dục thể thao số 1 Việt Nam hiện nay.

Công ty giao hàng tại nhà trên toàn quốc, xuất hóa đơn bán hàng, bảo hành sản phẩm 6 – 12 tháng, miễn phí thi công, lắp đặt, khách hàng thoải mái kiểm tra sản phẩm trước khi thanh toán, miễn phí đổi, trả sản phẩm,….

Liên hệ hotline 0976.066.222 để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí 24/7 và đặt hàng ngay hoặc tới trực tiếp các địa chỉ sau:

  • Tại Hà Nội: Số 43 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tại Tp. HCM: Số 10 đường Trần Trọng Cung, P. Tân Thuận Đông, Q7, TP.HCM.

Thể Thao Đông Á chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Câu hỏi thường gặp

Kỹ thuật di chuyển trong cầu lông gồm:

  1. Kỹ thuật di chuyển đơn bước sang ngang (trái hoặc phải).
  2. Di chuyển đơn bước ở tư thế lùi sau.
  3. Di chuyển đa bước với tư thế sang ngang.
  4. Di chuyển đa bước lùi và tiến.
  5. Di chuyển bước nhảy về phía trước.
  6. Di chuyển bước nhảy có bước đệm.
  7. Di chuyển bước nhảy lên cao hoặc chặn đầu.
  8. Kỹ thuật di chuyển trong đánh đôi.

Chi tiết các bạn xem trong bài viết.

Có 3 cách di chuyển cơ bản trong cầu lông bất kỳ ai tham gia bộ môn này cũng cần nắm rõ là di chuyển lên lưới, di chuyển sang ngang hai bên và di chuyển 2 góc đằng sau. Chi tiết các bạn xem trong bài viết.

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments