Tìm Hiểu Về Đột Quỵ, Cách Phòng Tránh Đột Quỵ Mà Bạn Nên Biết!
Đột quỵ có thể xảy ra với bất cứ ai, trong đó, phổ biến nhất là đối tượng người cao tuổi, người làm việc quá sức. Vậy đột quỵ là gì? Nguyên nhân đột quỵ và dấu hiệu đột quỵ ra sao? Có cách nào để phòng tránh tình trạng này?
Cùng Thể Thao Đông Á đề cập ngay tới vấn đề sức khỏe này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Đột quỵ là gì?
Đột quy là 1 tổn thương nghiêm trọng của não bộ, tình trạng này xảy ra khi lưu lượng máu cung cấp cho não bộ đột nhiên gián đoạn hoặc có một hay nhiều mạch máu trong não bọ bị vỡ.
Khi đột quỵ xảy ra, hàm lương oxy và chất dinh dưỡng nuôi dưỡng tế bào não là bị suy giảm đáng kể. Trong khoảng thời gian vài phút, các tế bào não bộ có bắt đầu chết do không được cung cấp đủ máu. Chính vì vậy, ngay khi đột quỵ xảy ra, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời và đúng cách.
Đột quỵ được chia thành hai loại chính là
- Đột quỵ do xuất huyết.
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ có tỷ lệ gặp phải lên đến 85% các ca đột quỵ hiện nay.
2. Ảnh hưởng của đột quỵ là gì?
Khi người bệnh bị đột quỵ và không được xử lý kịp thời, số lượng tế bào não bộ chết càng nhiều, các khả năng vật động, tư duy,… cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí là tử vong.
Trong đó, các ảnh hưởng phổ biến nhất hậu “đột quỵ” với người bệnh có thể kể đến như:
- Liệt nửa người hoặc liệt toàn thân.
- Mất khả năng ngôn ngữ.
- Rối loạn cảm xúc.
- Suy giảm trí lực, thị lực.
- Rơi vào trạng thái hôn mê, thực vật.
- ,…
>>> Xem ngay các mẫu máy tập phục hồi chức năng sau tai biến giúp hỗ trợ cải và phục hồi các khả năng vận động của người bệnh!
3. Các nguyên nhân đột quỵ là gì?
Hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng đột quỵ là:
- Sự thiếu máu cục bộ gây bởi sự tắc nghẽn động mạch do sự hình thành của các cục máu đông hoặc mảng bám động mạch ở cổ hay não.
- Xuất huyết, vỡ mạch máu trong não gây ra bởi sự tác động mạnh của tác nhân vật lý nào đó hoặc do phình mạch, mạch máu não bị dị dạng.
>>> Bật mí chế độ ăn cho người tai biến theo tư vấn của bác sĩ giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh và phòng ngừa nguy cơ xảy ra tai biến!
Bên cạnh đó, nguy cơ đột quỵ cũng cao hơn với những người có các yếu tố nguy cơ sau:
- Người mắc phải các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, mỡ máu, cao huyết áp, béo phì,…
- Người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, uống nhiều rượu bia hay các loại đồ uống có cồn.
- Người có lối sống thiếu khoa học như lười vận động, ngủ thiếu giấc, ngủ sai giờ,…
- Người cao tuổi.
- Nam giới thường có xu hướng bị đột quỵ cao hơn là nữ giới.
- Người có người thân trong gia đình bị đột quỵ hoặc chính bản thân có tiền sử bị đột quỵ trước đó.
- ,….
4. Dấu hiệu đột quỵ là gì?
Các dấu hiệu đột quỵ có thể xảy ra nhanh chóng hoặc xuất hiện và lặp lại nhiều lần. Do đó, bạn không nên chủ quan khi nhận thấy sự xuất hiện của các dấu hiệu đột quỵ sau đây:
- Mặt có các biểu hiện là không cân xứng, miệng hôi méo, nhân trung bị lệch,…
- Cơ thể đột nhiên mệt mỏi, không có sức lực.
- Thị lực đột nhiên giảm, mờ, không nhìn rõ mà không xác định được nguyên nhân.
- Xuất hiện các cơn đau đầu dữ dội, có thể kèm theo các cảm giác buồn nôn.
- Khó phát âm và kiểm soát ngôn ngữ của mình.
- Người có tình trạng mất cân bằng, hoa mắt, chóng mặt, không phối hợp được các động tác trong vận động.
- Cử động trở nên khó hơn, có cảm giác tê liệt một bên hoặc toàn cơ thể.
4. Cách phòng tránh đột quỵ là gì?
Đột quỵ là có thể xảy ra với bất cứ ai, do đó, việc phòng tránh đột quỵ là thực sự cần thiết và cần được quan tâm. Vậy các cách phòng tránh đột quỵ là gì? Dưới đây là một số khuyến cáo từ bác sĩ mà bạn nên tham khảo để hạn chế nguy cơ đột quỵ xảy ra cho chính bản thân và những người thân yêu.
4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đột quỵ có nguy cơ xảy ra cao hơn với người mắc các bệnh như đái tháo đường, mỡ máu,… Do đó, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho sức khỏe là cách phòng ngừa vô cùng hiệu quả.
>>> Bật mí chế độ ăn cho người tai biến theo tư vấn của bác sĩ giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh và phòng ngừa nguy cơ xảy ra tai biến!
Không chỉ tránh được đột quỵ mà còn hạn chế được khả năng xảy ra của một số bệnh lý mãn tính khác. Chế độ dinh dưỡng mà bạn có thể tham khảo như:
- Ưu tiên sử dụng các chất béo không no tự nhiên.
- Ăn nhiều rau xanh.
- Hạn chế các loại thực phẩm thiếu lành mạnh như thực phẩm chiên nhiều dầu, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh, nước ngọt có gas,
- Uống nhiều nước lọc và nước ép hoa quả.
4.2. Xây dựng một chế độ sống lành mạnh, khoa học
- Không tắm quá khuya.
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Cố gắng hạn chế tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.
- Không sử dụng hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích,…
4.3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Theo các chuyên gia, kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp người bệnh sớm phát hiện ra các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ mà mình có. Từ đó, chủ động đưa ra phướng phòng tránh hiệu quả.
4.4. Tập thể dục rèn luyện sức khỏe
Tập luyện thể dục không chỉ là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả mà còn giúp cải thiện sức khỏe vô cùng hiệu quả, đặc biệt là với sức khỏe tim mạch và não bộ. Với người trẻ hoặc người trung niên, sự lựa chọn các bài tập là rất đa dạng. Tuy nhiên, với người cao tuổi, tốt hơn hết nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng như:
- Các bài tập đi bộ.
- Các bài tập đạp xe.
- Dưỡng sinh.
- Bài tập yoga.
- Thiền.
- ,…
Nếu bạn đang phân vân trong việc không biết lựa chọn giải pháp sức khỏe nào cho cả gia đình thì máy chạy bộ hay xe đạp tập thể dục tại nhà một những lựa chọn hợp lý nhất. Bởi cả hai thiết bị trên đều phù hợp với đa dạng các đối tượng người tập. Gần như bất cứ ai trong nhà cũng có thể tập luyện mà không cần bỏ ra quá nhiều chi phí để mua dụng cụ tập cho từng người.
Ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ, các thiết bị tập thể dục tại nhà được thiết kế ngày một đa dạng về chức năng, chế độ tập luyện, không quá tốn thời gian và đặc biệt là an toàn với người dùng.
Hơn nữa, các bài tập đi bộ hay bài tập đạp xe được chứng nhận là hiệu quả với sức khỏe tim mạch – não bộ của người tập. Các bài tập cũng là đơn giản và ít xảy ra các chấn thương hơn khi tập (tốt cho người cao tuổi).
>>> Bật mí 11 địa chỉ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “mua xe đạp tập thể dục ở đâu” là rẻ nhất và chất lượng nhất!
5. Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Thể Thao Đông Á về đột quỵ là gì cũng như cách phòng tránh. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về sức khỏe và biết các bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình hơn.
Đừng quên thõi dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi trong thời gian tới nhé. Thể Thao Đông Á chúc bạn khỏe mạnh!
>>> Xem thêm tập dưỡng sinh là gì và các tác dụng bất ngờ của dưỡng sinh đối với sức khỏe của người tập!
Đột quy là 1 tổn thương nghiêm trọng của não bộ, tình trạng này xảy ra khi lưu lượng máu cung cấp cho não bộ đột nhiên gián đoạn hoặc có một hay nhiều mạch máu trong não bọ bị vỡ.
Khi người bệnh bị đột quỵ và không được xử lý kịp thời, số lượng tế bào não bộ chết càng nhiều, các khả năng vật động, tư duy,… cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí là tử vong.