Mục lục

Kích Thước Nạng Gỗ Và Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Sử Dụng Nạng Gỗ!

Nạng gỗ là dụng cụ hỗ trợ di chuyển được sử dụng với người gặp các vấn đề về vận động. Trong đó, phổ biến nhất là với người cao tuổi, người già sau tai biến, người thực hiện các phẫu thuật liên quan đến chân.

Vậy kích thước nạng gỗ là bao nhiêu? Cách sử dụng nạng gỗ như thế nào để hợp lý nhất? Xem ngay bài viết dưới đây của Thể Thao Đông Á để tìm ra câu trả lời dành riêng cho mình nhé!

1. Kích thước nạng gỗ

Kích thước cơ bản nhất của nạng gỗ là:

  • Chiều dài nạng gỗ: Dao động từ 1.15 – 1.95m.
  • Chiều ngang nạng gỗ: 15 – 25cm.
  • Khối lượng nạng: 300 – 500gr.

Với thiết kế hiện nay, kích thước nạng gỗ là khác nhau. Trong đó, chiều dài nạng gỗ là có thể thay đổi linh hoạt dựa trên chiều cao của người sử dụng. Điều này giúp tối ưu và đáp ứng tốt hơn trong nhu cầu sử dụng của người dùng.

Chiều cao của nạng gỗ thường không cố định và có thể thay đổi

Chiều cao của nạng gỗ thường không cố định và có thể thay đổi

>>> Bật mí 7 dụng cụ, máy tập thể dục cho người bị xương khớp tốt nhất hiện nay mà bạn nên tham khảo khi có nhu cầu mua và sử dụng!

Phần lớn, nạng gỗ thường có khả năng chịu được tải trọng từ 80 – 90kg. Một số mẫu nạng gỗ có thiết kế đặc biệt có thể chịu được mức tải trọng cao hơn.

2. Hướng dẫn sử dụng nạng gỗ đúng cách

Bên cạnh việc tìm hiểu kích thước nạng gỗ để phù hợp với vóc dáng người dùng thì cách thức sử dụng nạng cũng là điều cần được chú trọng. Dưới đây là một số hướng dẫn sử dụng nạng gỗ mà bạn có thể tham khảo, gồm có:

2.1 Tư thế đúng khi sử dụng nạng gỗ

  • Ở tư thế đúng thẳng, phần trên cùng của nạng cần cách hõm nách của người dùng một khoảng là 3 – 4cm.
  • Phần tay nắm của nạng gỗ phải để ở ngang phía trên khớp háng sao cho khi cần nạng, khuỷu tay có thể gấp được.
  • Nên dùng tay để nâng đỡ cơ thể thay vì tì nạng vào nách. Điều này có thể khiến mạch máu cùng nách hay các dây thần kinh bị tổn thương.
Tư thế khi dùng nạng gỗ

Tư thế khi dùng nạng gỗ

>>> Bật mí các mẫu ghế tập đi người giàgậy chống cho người già tốt nhất mà bạn nên tham khảo khi cần mua cho người thân sử dụng!

2.2. Cách đi với nạng gỗ

  • Người dùng nghiêng nhẹ nguồi về phía trước, sau đó đặt nạng lên phía trước mặt, cách khoảng 1 bàn chân.
  • Bước chân đâu lên phía trước đồng thời dồn trọng lượng vào nạng gỗ tại chỗ nắm tay.
  • Thực hiện di chuyển từ từ về phía trước giữa hai nạng gỗ.
  • Bước tiếp chân lành lên Khi chân lành đã tiếp đất, người dùng lại đưa nạng về phía trước và lặp lại các động tác tương tư.

2.3. Ngồi xuống với nạng gỗ

  • Quay lại với phía ghế ngồi sau đó đưa chân đau ra trước.
  • Một tay thực hiện giữ cả hai nạng gỗ, tay còn lại vịn vào và kiểm tra mức độ chắc chắn của ghế ngồi.
  • Từ từ hạ thấp người và ngồi xuống ghế. Dựa nạng sang bên cạnh.

>>> Tổng hợp các nhóm thực phẩm tốt cho sụn khớp mà bạn nên bổ sung ngay vào thực đơn ăn uống mỗi ngày để cải thiện hiệu quả sức khỏe xương khớp!

3. Lưu ý khi sử dụng với người mới dùng nạng gỗ

  • Tốt nhất bạn nên cần có người đỡ từ phía sau trong giai đoạn mới tập đi, đứng với nạng gỗ. Bởi lúc này khả năng giữ thăng bằng của thể là chưa cao, dễ có nguy cơ bị ngã.
  • Nên chọn vị trí chống nạng giúp tạo ra điểm tựa vững chắc nhất cho toàn bộ cơ thể của bạn.
  • Hãy đảm bảo toàn bộ các bộ phận của nạng gỗ là không bị lỏng lẽo.
  • Luôn giữ khoảng cách từ nách đến vị trí chống nạng khoảng 5cm là tốt nhất.
  • Khi sử dụng nạng gỗ, khuỷu tay của bạn không nên để thẳng thay vào đó cần hơi cong tránh gặp phải chấn thương lúc di chuyển.
  • Không dùng lịch tì của nách vào nạng gỗ để di chuyển. Bạn cần dùng lực truyền từ cánh tay đến nạng giúp đẩy và hỗ trợ quá trình di chuyển.
Vị trí đặt nạng gỗ phù hợp

Vị trí đặt nạng gỗ phù hợp

>>> Bật mí chế độ ăn cho người tai biến theo tư vấn của bác sĩ giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh và phòng ngừa nguy cơ xảy ra tai biến!

Để an toàn khi sử dụng nạng gỗ, bạn cần trang bị cho mình những thông tin cơ bản nhất để dùng đúng cách, tránh các chấn thương mới có thể xảy ra hoặc chịu các tác động kiến vết thương cũ khó hồi phục hơn.

Ngoài ra, nếu cảm thấy việc sử dụng nạng gỗ là quá khó khăn, bạn cũng có thể lựa chọn việc dùng khung tập di hay các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ di chuyển chuyên dụng khác. Đặc biệt, với người bị tai biến gây khó khăn trong vận động, để nhanh chóng khôi phục phải chức năng, bạn nên ưu tiên thực hiện các phương pháp trị liệu.

Trong đó, một trong các phương pháp cải thiện chức năng vận động cho được đánh giá là phù hợp nhất với nhiều đối tượng chính là sử dụng xe đạp tập phục hồi chức năng. Các bài tập với xe tập không chỉ tốt cho chân mà còn giúp rèn luyện sức khỏe, cải thiện sức khỏe tim mạch. Thay vì phải di chuyển tới bệnh viện để chữa trị, người bệnh hoàn toàn có thể tự tập luyện tại nhà mỗi ngày khi có thời gian.

Trên đây là một số hướng dẫn, lưu ý khi sử dụng nạng gỗ tập đi mà bạn có thể tham khảo. Bài viết của Thể Thao Đông Á đến đây là kết thúc. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhập nhiều hơn các thông tin về sức khỏe nhé!

Thể Thao Đông Á chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Câu hỏi thường gặp

Kích thước cơ bản nhất của nạng gỗ là:

  • Chiều dài nạng gỗ: Dao động từ 1.15 – 1.95m.
  • Chiều ngang nạng gỗ: 15 – 25cm.
  • Khối lượng nạng: 300 – 500gr.

Đối tượng nên sử dụng nạng gỗ là:

  • Người bệnh liệt nửa người.
  • Người bị tai biến và hạn chế về khả năng di chuyển.
  • Người sau các phẫu thuật về chân.
  • Người mắc các bệnh lý về chân gây hạn chế di chuyển.
  • ,…

 

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments