Mục lục

Tổng Hợp Các Thông Tin Cơ Bản Về Môn Thể Thao Đấu Kiếm!

Môn đấu kiếm được đánh giá là môn thể thao Omlypic mang “vẻ đẹp chết người”. Vậy thực chất môn đấu kiếm là gì? Đấu kiếm trong Tiếng Anh được gọi ra sao? Cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu nay về môn thể thao hấp dẫn này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Môn đấu kiếm là gì?

Môn đấu kiếm còn được gọi tắt là đấu kiếm là một môn thể thao mang tính chất đối kháng trong chương trình thi đấu của Thế Vận Hội.

Đấu kiếm là một môn thể thao mang tính chất đối kháng

Đấu kiếm là một môn thể thao mang tính chất đối kháng

Đấu kiếm diễn ra giữa 2 kiếm sĩ. Các kiếm sĩ sẽ được mặc đồ bảo hộ có màu trắng và sử dụng kiếm thuộc 3 thể loại là kiếm liễu, kiếm chém hay kiếm ba cạch để đâm vào các bộ phận của đối thủ.

Trong đó, mỗi kiếm sĩ sẽ chỉ được thi đấu với 1 trong 3 nội dụng kiếm nói trên.

2. Sự ra đời của môn đấu kiếm

Đấu kiếm có xuất phát từ môn thể thao dành cho giới quý tộc Pháp vào thế kỷ 15. Sau đó, các nguyên tắc thi đấu cơ bản trong đấu kiếm được hình thành vào thế kỷ 17.

Vào thế kỷ 18 – 19, đấu kiếm bắt đầu phát triển rộng khắp ở các nước Châu Âu. Luật môn đấu kiếm quy định về trang phục thi đấu được phát triển và đưa ra vào nửa cuối thế kỷ 19.

Đấu kiếm liễm

Đấu kiếm liễm

Vào năm 1896, đấu kiếm được sử dụng trong hệ thống thi đấu của Olympic ở kỳ thế vận hội đầu tiên tại Athens. Đến năm 1924, đấu kiếm có sự tham gia tranh tài của các kiếm sĩ nữ.

Năm 1937, giải vô địch thế giới đấu kiếm đầu tiên đã dược tổ chức.

Tại Việt Nam, đấu kiếm chưa thực sự là một môn thể thao phổ biến, ít người tập luyện và không được quá nhiều người biết đến. Năm 1990, Việt Nam có 3 kiếm sĩ môn kiếm liễu tham gia thi đấu lần đầu tại Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 11 ở Bắc Kinh – Trung Quốc.

Đấu kiếm là môn thể thao chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam

Đấu kiếm là môn thể thao chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam

3. Đấu kiếm tên Tiếng Anh là gì?

Trong Tiếng Anh, đấu kiếm được gọi là Fencing.

4. Đặc điểm của môn đấu kiếm

Môn đấu kiếm có vẻ là “nguy hiểm” nhưng thực tế khi tham gia bộ môn này, bạn sẽ cảm thấy đây là môn thể thao khá an toàn. Bởi các lý do sau:

  • Kiếm sĩ tham gia sẽ được mặt toàn bộ đồ bảo hộ như áo, mũ, bao tay,… để bảo vệ cơ thể.
  • Kiếm được sử dụng sẽ không có lưỡi đấu kiếm là hình tròn với đường kính 5-8mm. Do đó, khi đâm phải sẽ không gây chân thương.
  • Trong áo bảo hộ của kiếm sĩ sẽ có gắn chip. Do đó, khi kiếm đâm trúng, máy sẽ báo tín hiệu ghi điểm.
Đấu kiếm là môn thể thao khá an toàn

Đấu kiếm là môn thể thao khá an toàn

Để kiếm sĩ có thể thi đấu thành thao, cần có ít nhất 36 tháng để rèn luyện sự ổn định. Đấu kiếm không chỉ cần sự nhanh nhẹn, bền bỉ mà còn cần sự tập trung trí não rất nhiều.

5. Các vũ khí của môn đấu kiếm

Trong môn đấu kiếm sẽ có 3 vũ khí được sử dụng trong thi đấu, cụ thể là:

5.1. Kiếm liễu

Kiếm liễu có trọng lượng tối đa là 500gram.Kiếm liễu sẽ có một bộ phận bảo vệ tay hình tròn giúp bảo vệ tay khỏi những cú đâm trực tiếp của đối thủ.

Mục tiêu đâm của kiếm liễu là thân người và không bao gồm tay, chân.

Đấu kiếm liễm

Đấu kiếm liễm

5.2. Kiếm ba cạnh

Kiếm ba cạnh có trọng lượng tối đa là 775gram và được sử dụng để đâm. Trong đó, mục tiêu đâm của kiếm ba cạnh là toàn bộ cơ thể.

Đấu kiếm chém

Đấu kiếm chém

Tay cầm của kiếm ba cạnh là một hình tròn lớn, có sự mở rộng phía trước núm chuôi kiếm, giúp che chở cho bàn tay rất hiệu quả. Bởi bàn tay cũng là một mục tiêu trong nội dung thi đấu này.

5.3. Kiếm chém

Kiếm chém được sử dụng để chém, đâm và cắt với mục tiêu chính là phần cơ thể trên thắt lưng và không tính bàn tay.

Đấu kiếm chém

Đấu kiếm chém

Khối lượng cua kiếm chém là 500gram. Tay cầm của kiếm trải từ cán kiếm đến điểm lưỡi kiếm và nối với núm chuôi kiếm. Tay cầm được quay vào trong để bảo vệ tay cầm khỏi các tác động khi thi đấu.

6. Trang bị bảo hộ đấu kiếm

Các trang bị bảo hộ trong môn đấu kiếm được làm chủ yếu từ cotton hoặc nylone bền. Trong đó, 1 bộ trang phục bảo hộ đấu kiếm hoàn chỉnh bao gồm các trang bị như:

  • Áo khoác.
  • Plastron – 1 lớp bảo vệ dưới tay.
  • Găng tay.
  • Quần ống túm .
  • Giày, tất.
  • Mặt nạ.
  • Bảo hộ ngực.
  • Tay áo.
  • Tay cầm.
  • Thiết bị điện tử.
Đấu kiếm yêu cầu kiếm sĩ phải mặc đồ bảo hộ trong quá trình thi đấu và tập luyện

Đấu kiếm yêu cầu kiếm sĩ phải mặc đồ bảo hộ trong quá trình thi đấu và tập luyện

7. Kích thước sàn thi đấu

Sàn thi đấu của môn đấu kiếm là một sân có hình chữ nhật với kích thước chiều rộng là từ 1.5 – 2m và chiều dài là 14m.

Kích thước sàn đấu kiếm

Kích thước sàn đấu kiếm

8. Cơ quan tổ chức và quản lý của đấu kiếm

Môn đấu kiếm được quy đinh bởi Liên đoàn Đấu kiếm Quốc tế (FIE). Trụ sở của tổ chức được đặt tại Lausanne, Thụy Sĩ. Tính đến nay, liên đoàn có 145 thành viên.

FIE là tổ chức đóng vai trò duy trì các quy tắc hiện tại của đấu kiếm được sử dụng tại các sự kiện quốc tế như Thế vận hội Olympic, World Cup, Giải vô địch thế giới.

Môn đấu kiếm được quy đinh bởi Liên đoàn Đấu kiếm Quốc tế

Môn đấu kiếm được quy đinh bởi Liên đoàn Đấu kiếm Quốc tế

9. Kết luận

Trên đây là tổng hợp các thông tin, kiến thức cơ bản của môn đấu kiếm dành cho bạn đọc. Hy vọng những thông tin nói trên sẽ là có ích giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ môn thể thao đậm tính đối kháng cũng như yêu cầu cao về trí não và sự nhanh nhẹn này.

Để được tư vấn, giải đáp thêm các vấn đê về thể thao hay có nhu cầu mua các dụng cụ tập võ thuật, dụng cụ tập gym, vui lòng liên hệ 0976.066.222 để được hỗ trợ nhanh chóng!

Câu hỏi thường gặp

Trong Tiếng Anh, đấu kiếm được gọi là Fencing.

Trong đấu kiếm, 3 vũ khí được sử dụng là:

  • Kiếm ba cạnh.
  • Kiếm chém.
  • Kiếm liễu.

Xem chi tiết trong bài viết!

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments