Mục lục

Thông Tin Cơ Bản Về Bộ Môn Võ Thuật Karate!

Cùng với Taekwondo, Muay Thái, Vovinam,… thì võ karete là một trong những bộ môn võ thuật được giới trẻ yêu thích và lựa chọn. Vậy võ karate là gì? Các lưu ý học Karate ra sao? Xem ngay bài viết dưới đây để có cho mình những thông tin hữu ích nhất nhé!

1. Võ karate là gì?

Võ Karate còn được gọi với những cái tên khác như Karate-Do hay Không Thủ Đạ. Karate được biết đến là một môn võ truyền thống đến từ vùng Okinawa của Nhật Bản.

Karate đặc trưng bởi các đòn đánh như đấm đá liên hoàn, đấm móc, đòn khóa tay, quật ngã, cùi chỏ, đầu gối, các miếng đánh vào chỗ hiểm của đối phương.

Karate là môn võ truyền thống của Nhật Bản

Karate là môn võ truyền thống của Nhật Bản

Ngoài ra, Karate còn được sử dụng các kỹ thuật kime, kỹ thuật đánh xoay hông nhằm tập trung năng lượng toàn cơ thể cho cú ra đòn.

2. Lịch sử hình thành của võ Karate

Chưa có 1 xuất xứ chính xác nào cho sự ra đời của môn Karate. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu gần đây cho thấy, võ karate được phát triển dựa trên sự tổng hợp phương thức chiến đấu của người Ryukyu và một số môn võ thuật của Trung Quốc.

Lúc bấy giờ, võ karate được hình thành nhằm chống lại ác độ hộ hà khắc của giới cai trị Nhật Bản áp đặt hà khắc lên dân bản xứ.

Karate được hình thành dưới chế độ cai trị hà khắc của Nhật Bản

Karate được hình thành dưới chế độ cai trị hà khắc của Nhật Bản

Sau này, karate được du nhập vào nước. Năm 1947, Võ sư Hồ Cẩm Ngạc là người Việt Nam đầu tiên đưa Karate về Sài Gòn. Năm 1963, Suzuki Choji – một sĩ quan trong quân đội Nhật đã dạy Karate tại võ đường số 8 đường Võ Tánh.

3. Võ karate có những lưu phái nào?

Karate được biết đến với nhiều lưu phái khác nhau. Trong đó, các lưu phái có sự khác nhau về phương pháp huấn luyện, các bài quyền và quy tắc thi đấu.

Võ Karate được chia thành các lưu phái chính là:

3.1. Karate truyền thống

Karate truyền thống tuân theo quy tắc sundome. Quy tắc sundome quy định khi thi đấu, võ sĩ phải giữ cự ly nhất định của đoàn đánh đối phương. Hoặc giữ sức mạnh của đòn đánh trong mức nhất định.

Karate truyền thống

Karate truyền thống

>>> Bật mí về bộ môn võ Judo đã và đang được giới trẻ vô cùng yêu thích hiện nay!

3.2. Karate hiện đại

Karate hiện đại chủ yếu được dùng trong phục vụ thi đấu gồm hai phần là KATA – biển diễn quyền và KUMITE.

3.3. Full Contact Karate

Full Contact Karate áp dụng đòn đánh trực tiếp vào đối phương và không có sự hạn chế về cường độ thi đấu.

Trong quá trình thi đấu, võ sĩ có thể sử dụng đồ bảo vệ như mũ, áo giáp,… Full Contact Karate là phổ biến hơn ở Mỹ.

Full Contact Karate

Full Contact Karate

>>> Tổng hợp các hình ảnh võ thuật đẹp – độc – lạ và cuốn hút nhất mà bạn nhất định không nên bỏ qua!

4. Các đai trong Katare

Đẳng cấp màu đai Karate được thi hành vào năm 1924. Lúc này, chỉ có hai màu đai là trắng cho người mới bắt đầu và đai đen cho người đã có thời gian tập luyện với Karate.

Đến thời điểm hiện tai, các cấp đai trong Katare gồm có:

  • Đai trắng.
  • Đai vàng.
  • Đai xanh lá cây.
  • Đai xanh da trời nhạt.
  • Đai xanh da trời đậm.
  • Đai nâu.
  • Đai đen.
Các đai trong Katare

Các đai trong Katare

>>> Xem thêm 10 tác dụng của học võ dành cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết đến!

5. Các cấp trong Karate

Trong võ Karate, có 10 cấp bậc được chia ra. Trong đó thấp nhất là cấp 10 dành cho người mới học và cao cấp là cấp 1.

6. Võ phục của Katare

Võ phục của võ Karate được gọi là Karate Gi. Karate Gi là bộ đồng phục quần áo mà trắng – biểu trưng cho sự chân thành, sáng tạo, giản dị. Khi mặt sẽ kèm theo đai để người tập cảm thấy thoái mái và dễ tập luyện hơn khi mặc.

Võ phục của Katare

Võ phục của Katare

>>> Tìm hiểu rõ hơn về bộ môn đấu vật – môn thể thao yêu cầu cao về sức khỏe của người tập!

  • Với Karate truyền thống, Karate Gi có phần tay áo dài để cổ tay và ống quần cũng dài tới cổ chân.
  • Với Full Contact Karate, Karate Ghi có oosng tay vào ngắn hơn so với trang phục của Karate truyền thống.

7. Các lợi ích khi tập võ Karate đúng cách

  • Rèn luyện sức khỏe, tăng độ dẻo dai và sức đề kháng của cơ thể.
  • Vận động với Karate giúp xương khớp là khỏe hơn, tăng kích thước sự dài ra của xương.
  • Karate là môn võ giúp bạn rèn luyện rất tốt về tính kỷ luật và sự kiểm soát bản thân.
  • Tăng các khả năng tập trung và chịu áp lực.
  • Học Karate giúp người tập có thêm các kỹ năng tự vệ, bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm.
  • Giải tỏa căng thẳng, giảm stress rất hiệu quả.

8. Các lưu ý khi học Karate

Khi tập luyện Karate bạn nên lưu ý tới các vấn đề sau:

  • Khi tập luyện hay thi đấu Karate, bạn nên giao tiếp bằng mắt với đối phương và tập trung vào các đòn đánh tay, chân.
  • Không nên sử dụng trang phục quá bó sát, quá chất hay quá cũ.
  • Luôn giữ trạng thái bình tĩnh, tôn trong đối thủ khi tập luyện hay thi đấu. Không được thể hiện sự kinh thường hay thiếu tôn trọng đối thủ của mình.
  • Không sử dụng Karate quá bạo lực. Bởi bản chất của Karate là để phòng vệ cho bản thân.
  • Luyện tập thường xuyên và liên tục để cải thiện trình độ của mình.
  • Để có được chiến thắng nhanh chóng và ít bị đuối sức hơn, bạn nên tìm ra điểm yếu của đối thủ và tập trung tấn công vào điểm yếu này.
Khi tập luyện hay thi đấu Karate, người tập phải tập trung cao độ

Khi tập luyện hay thi đấu Karate, người tập phải tập trung cao độ

>>> Click và tham khảo về môn võ vovinam cổ truyền của Việt Nam mà có thể bạn chưa bết!

9. Kết luận

Trên đây là tổng hợp các thông tin cơ bản về Karate mà Thể Thao Đông Á muốn chia sẻ với bạn đọc. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về môn võ này.

>>> Click và chọn mua ngay các dụng cụ tập võ thuật đang được sale off với giá SIÊU RẺ trong NGÀY HÔM NAY!

Câu hỏi thường gặp

Karate là môn võ truyền thống từ vùng Okinawa của Nhật Bản. Karate còn được gọi với những cái tên khác như Karate-Do hay Không Thủ Đạ.

Trong võ Karate, có 10 cấp bậc được chia ra. Trong đó thấp nhất là cấp 10 dành cho người mới học và cao cấp là cấp 1.

Karate có thể tập luyện với cả nam và nữ đều phù hợp.

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments