Mục lục

Nguyên Nhân Thường Gặp Gây Chấn Thương Trong Khi Chơi Cầu Lông

Trong bài viết ky này, cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu các nguyên nhân thường gặp gây chấn thương và các chấn thương khi chơi cầu lông. Cùng theo dõi ngay bài viết chi tiết bên dưới các bạn nhé.

1. Các nguyên nhân thường gặp gây chấn thương khi chơi cầu lông

Nguyên nhân chủ yếu của các chấn thương trong cầu lông thường là do người chơi quên hoặc khởi động không kỹ lưỡng dẫn đến cơ và khớp không kịp làm quen và thích ứng với nhịp độ cao, từ đó làm tăng nguy cơ chấn thương. Các chấn thương dạng này có nhiều loại có thể từ nhẹ cho đến rất nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến vận động bình thường về sau.

Ngoài ra, các yếu tố như trang thiết bị, sân bãi, ánh sáng, sân ướt, sàn trơn, giày không đủ độ bám, đế quá cao hoặc quá mỏng, quần áo không phù hợp cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực và dễ dẫn tới chấn thương cho người chơi.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chấn thương khi chơi cầu lông

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chấn thương khi chơi cầu lông

Các nguyên nhần thường gặp gây chấn thương khi chơi cầu lông:

  • Giãn cơ: Giãn cơ là tổn thương cơ dạng nhẹ do dây chằng, gân, cơ bị kéo giãn sau vận động mạnh và liên tục. Ngay lúc bị giãn cơ, chúng ta sẽ thấy đau nhói ở vùng gân cơ, sau ít phút cảm giác đau giảm và vùng bị tổn thương sẽ sưng nhẹ.
  • Căng cơ: Căng cơ thường do cơ chưa được làm nóng mà đã hoạt động mạnh, nhanh đột xuất khiến cơ không kịp thích ứng, kéo căng gây đau và xuất hiện các vết máu bầm sau một thời gian.
  • Rách cơ: Rách cơ là do một tổn thương nặng khiến cơ đau sưng, chảy máu. Khi bị rách cơ sẽ xuất hiện vết bầm do các sợi cơ bị đứt nhiều hơn. Triệu chứng của hiện tượng rách cơ đó là cơ thể có cảm giác đau dữ dội và phải ngưng hoạt động hoàn toàn, khớp có thể bị mất độ vững.
  • Đứt cơ: Đứt cơ là chấn thương nặng nhất, có thể đứt hoàn toàn gây bầm máu, khớp sưng và lỏng lẻo, không thể cử động được.
  • Trật khớp: Trợt khớp xảy ra khi vận động mạnh liên tục khiến các đầu xương và ổ khớp bị trật ra, mặt khớp di lệch hoặc cũng có thể do ngã, va chạm, va đập hoặc do kỹ thuật không đúng.

>>> Xem thêm tổng hợp những quy định sân cầu lông bạn cần biết.

2. Các chấn thương thường gặp trong khi chơi cầu lông

2.1 Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay hay còn gọi là hội chứng khuỷu tay quần vợt, là một thuật ngữ chung dùng để chỉ những cơn đau ở bên ngoài khuỷu tay có thể gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau ở bộ môn quần vợt (tennis) và cầu lông.

Việc thường xuyên tập luyện, thi đấu với những cú đánh cầu trái tay sai kỹ thuật do khuỷu tay bị cong hoặc yếu có thể gây nên hội chứng này.

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay

 

>>> Xem thêm tổng hợp các tư thế chuẩn bị trong môn cầu lông.

2.2 Viêm mỏm lồi cầu trong xương cánh tay

Viêm mỏm lồi cầu trong xương cánh tay là một loại chấn thương tương tự như viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay, chỉ khác vị trí đau nằm ở bên trong khuỷu tay. Mặc dù chấn thương cấp tính có thể xảy ra ở những người đánh cầu quá mạnh hoặc thực hiện không tốt kỹ thuật chơi cầu nhưng các triệu chứng của chấn thương này cũng có thể xuất hiện từ từ qua những lần vận động quá mức.

Viêm mỏm lồi cầu trong xương cánh tay

Viêm mỏm lồi cầu trong xương cánh tay

 

>>> Xem thêm tổng hợp các kỹ thuật di chuyển trong cầu lông.

2.3 Viêm gân cổ tay

Viêm gân cổ tay là chấn thương do tình trạng quá tải lặp đi lặp lại được biểu hiện bởi những cơn đau ở cánh tay, cổ tay và bàn tay. Các triệu chứng của viêm gân cổ tay thường phát triển dần dần theo thời gian và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. với các cơn đau nhói, đau âm ỉ hoặc chỉ là cảm giác nhói đơn thuần.

>>> Xem thêm kỹ thuật đập cầu trong cầu lông giúp bạn dễ dàng giành được điểm số.

2.4 Bong gân cổ tay

Bong gân cổ tay là tình trạng đau ở cổ tay, có thể xảy ra do ảnh hưởng của một lực đột ngột hoặc do vận động quá mức. Các triệu chứng của bong gân cổ tay chính là đau ở cổ tay, có thể phát triển dần dần hay xuất hiện đột ngột.

Khi một số vùng trên cổ tay bị đau, các bạn không nên tiếp tục cử động cổ tay quá mạnh vì việc này có thể làm trầm trọng hơn tình trạng chấn thương khiến cổ tay bị sưng tấy, hạn chế hoạt động.

Bong gân cổ tay

Bong gân cổ tay

 

 

>>> Xem thêm tổng hợp các kỹ thuật phát cầu lông bạn cần biết.

2.5 Viêm gân chóp xoay

Viêm gân chóp xoay hay viêm gân khớp vai là tình trạng thoái hóa ảnh hưởng đến một hay nhiều gân của chóp xoay ở vai, có thể trở thành một trong những nguyên nhân gây đau vai nếu không được điều trị đúng cách trong thời gian dài.

>>> Bạn có biết cách tính điểm cầu lông như thế nào?

2.6 Chấn thương chóp xoay

Chấn thương chóp xoay là tình trạng bất kỳ nhóm cơ nào trong số 4 nhóm cơ chóp xoay hay các gân kết nối cơ với xương bị căng hoặc rách do vận động quá mức hoặc chấn thương, thường rất dễ gặp ở các môn thể thao dùng vợt như cầu lông, tennis hay goft.

Điều trị loại chấn thương này bằng cách giảm đau và viêm trước sau đó cần tuân thủ theo chế độ điều trị phục hồi đầy đủ bao gồm các bài tập thể dục thể thao, bài tập tăng cường và bài tập vận động chuyên biệt để hồi phục hoàn toàn.

Chấn thương chóp xoay

Chấn thương chóp xoay

 

>>> Xem thêm các lỗi giao cầu trong cầu lông phổ biến mà hầu hết mọi người đều đang mắc phải.

2.7 Bong gân mắt cá chân

Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương phổ biến nhất và dễ mắc lại nhiều lần nhất trong thể thao nói chung và cầu lông nói riêng. Trong phần lớn các trường hợp, cổ chân của bạn bị lật vào trong, khiến dây chằng bên mác (dây chằng bên ngoài mắt cá chân) bị dãn quá mức, từ đó dẫn đến tổn thương gây bong gân mắt cá chân.

Dù chỉ bị thương ở một phần của mắt cá chân nhưng bạn vẫn có thể bị đau toàn bộ khớp ở mắt cá chân nơi có dây chằng bị tổn thương.

Chấn thương bong gân mắt cá

Chấn thương bong gân mắt cá

 

>>> Xem thêm chiến thuật đánh đôi cầu lông hiệu quả được chia sẻ từ huyền thoại Lee Chong Wei.

2.8 Viêm gân bánh chè

Viêm gân bánh chè là một chấn thương do vận động quá mức dẫn đến đau ở phần phía trước đầu gối, thường xuất hiện tại một điểm ở phía dưới xương bánh chè, tình trạng quá tải lặp đi lặp lại do chạy hoặc nhảy quá nhiều sẽ gây viêm hoặc thoái hóa gân bánh chè.

Viêm gân bánh chè là một chấn thương khó điều trị và cần thời gian nghỉ ngơi để bình phục, các bạn cần tuân theo chế độ điều trị và các phương pháp phục hồi chức năng khác để sớm bình phục.

Viêm gân bánh chè

Viêm gân bánh chè

3. Tổng kết

Trên đây là các nguyên dân thường gặp gây chấn thương khi chơi cầu lông và các chấn thương thường gặp trong cầu lông. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các bạn.

Nếu bạn muốn mua vợt cầu lông chính hãngghế trọng tài cầu lôngtrụ cầu lôngthảm trải sân cầu lông và các dụng cụ cầu lông tiêu chuẩn thi đấu chất lượng tốt, giá rẻ hãy tới ngay Công ty TNHH Thể Thao Đông Á Việt Nam – đơn vị chuyên cung cấp, phân phối dụng cụ thể dục thể thao số 1 Việt Nam hiện nay.

Công ty giao hàng tại nhà trên toàn quốc, xuất hóa đơn bán hàng, bảo hành sản phẩm 6 – 12 tháng, miễn phí thi công, lắp đặt, khách hàng thoải mái kiểm tra sản phẩm trước khi thanh toán, miễn phí đổi, trả sản phẩm,….

Liên hệ hotline 0976.066.222 để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí 24/7 và đặt hàng ngay hoặc tới trực tiếp các địa chỉ sau:

  • Tại Hà Nội: Số 43 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tại Tp. HCM: Số 10 đường Trần Trọng Cung, P. Tân Thuận Đông, Q7, TP.HCM.

Thể Thao Đông Á chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân chủ yếu của các chấn thương trong cầu lông thường là do người chơi quên hoặc khởi động không kỹ lưỡng dẫn đến cơ và khớp không kịp làm quen và thích ứng với nhịp độ cao, từ đó làm tăng nguy cơ chấn thương. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác. Chi tiết các bạn xem trong bài viết.

Các chấn thương thường gặp trong cầu lông:

  • Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay.
  • Viêm lồi cầu trong xương cánh tay.
  • Viêm gân cổ tay.
  • Bong gân cổ tay.
  • Viêm gân chóp xoay.
  • Chấn thương chóp xoay.
  • Bong gân mắt cá.
  • Viêm gân bánh chè.
Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments