Đá Cầu Là Gì? Đá Cầu Có Tác Dụng Gì, Kỹ Thuật Đá Cầu Như Thế Nào?
Trong bài viết kỳ này, cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu đá cầu là gì? Đá cầu có tác dụng gì? Lịch sử của môn đá cầu, các kiểu đá cầu và kỹ thuật đá cầu từ cơ bản tới nâng cao.
Theo dõi ngay bài viết bên dưới để khám phá ngay những thông tin thú vị này các bạn nhé.
1. Đá cầu là gì?
Đá cầu là một môn thể thao được chơi nhiều ở Việt Nam và Trung Quốc, trong đó người chơi tìm cách điều khiển một quả cầu ở trên không sao cho không bị rơi xuống đất bằng các bộ phận của cơ thể, trừ tay.
Bắt nguồn là một trò chơi dân gian ở Trung Quốc, ngày nay, môn đá cầu cũng được chơi trên sân tương tự như cầu lông, cầu mây hay bóng chuyền với lưới chia đôi hai phần sân.
Ngoài ra, đá cầu còn được chơi với hình thức một nhóm người chơi tâng cầu, hoặc đá với nhau thành vòng tròn, thường được chơi ở những nơi công cộng, rộng rãi như công viên, sân tập thể dục thể thao và đặc biệt là ở các trường học với sân chơi không giới hạn và không có lưới.
Trong những năm gần đây, đá cầu đã du nhập vào Châu Âu, Mỹ và một số vùng khác trên thế giới.
2. Đá cầu tiếng anh là gì?
Trong tiếng anh, đá cầu được gọi là Shuttlecock Kicking, phiên âm là [/shuht-l-kok/ /kik/].
Một số thuật ngữ tiếng anh của bộ môn đá cầu:
- Shuttlecock kicking team: Đội tham gia đá cầu.
- Shuttlecock kicking game: Trận thi đấu đá cầu.
- Shuttlecock: Quả cầu.
- Shuttlecock kicking Stadium: Sân thi đấu đá cầu.
- Back line: Đường biên ngang.
- Side line: Đường biên dọc.
- Center line: Vạch kẻ giữa sân.
- Umpire: Trọng tài.
- Kicking time: Thời gian diễn ra trận đá cầu.
3. Đá cầu có tác dụng gì?
Đá cầu là một môn thể thao giải trí với nhiều lợi ích tuyệt vời. Cùng khám phá những lợi ích, tác dụng tuyệt vời của bộ môn này nhé!
Tác dụng, lợi ích của việc đá cầu:
- Đá cầu có tác dụng phát triển thể chất và tăng chiều cao: Nguyên lý chung của việc chơi thể thao là giúp phát triển thể chất bên trong cơ thể, tăng sức bền, sự dẻo dai, linh hoạt, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể,…. và đá cầu cũng vậy. Với lứa tuổi đang lớn từ 13 cho tới trước 20 tuổi, đá cầu có tác dụng tăng chiều cao đáng kể, các bạn cũng có thể kết hợp đá cầu với việc tập xà đơn xà kép, chơi bóng rổ, tập bơi,… và kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp việc phát triển chiều cao tối đa nhất trong độ tuổi này.
- Đá cầu đốt cháy calo, giảm béo, săn chắc cơ thể: Trong khi đá cầu, chúng ta cần phải vận động và di chuyển rất nhiều, từ đó đốt cháy calo một cách đáng kể. Tuy nhiên, để có thể giảm cân, săn chắc cơ thể và đốt cháy calo tốt hơn, các bạn cần đá cầu với hiệu suất cao hơn.
- Đá cầu giúp giải tỏa căng thẳng, stress hiệu quả: Đá cầu được đánh giá là một trong những môn thể thao lành mạnh giúp giải tỏa căng thẳng, stress cực nhanh chóng và hiệu quả. Những nụ cười rạng rỡ, tiếng cười nói vui vẻ với những lần đỡ cầu, cứu cầu “kinh điển” là những hình ảnh không hiếm gặp trong bộ môn này.
- Lợi ích của đá cầu giúp tăng khả năng tập trung: Để có những đường cầu đẹp và cầu không bị chạm đất thì tất cả người chơi cần phải luôn tập trung quan sát vào đường đi của quả cầu và điều chỉnh, di chuyển để có thể đỡ cầu. Điều này giúp chúng ta rèn luyện và tăng sự tập trung, cải thiện trí nhớ. Ngoài ra, cũng giống như các môn thể thao đòi hỏi sự vận động cơ thể khác, đá cầu giúp người chơi dễ ngủ hơn, ngủ ngon hơn và ngủ sâu hơn, cơ thể tràn đầy năng lượng khi thức dậy.
- Kết nối bạn bè, tạo dựng những mối quan hệ mới: Đá cầu là một môn thể thao gắn kết mọi người rất tốt. Chúng ta có thể vừa đá cầu, vừa trò chuyện cùng mọi người để trận cầu thêm vui vẻ, sôi động. Bạn muốn đá cầu nhưng chỉ có 1 mình, hãy tới các công viên hay sân tập thể dục thể thao, rất nhanh thôi bạn sẽ có rất nhiều người muốn tham gia cùng đá cầu. Từ đó bạn có thể có thêm nhiều người bạn mới, xây dựng nên những mối quan hệ mới.
- Mang lại các thành tích, danh hiệu, giải thưởng cho người chơi: Đá cầu là một môn thi đấu thể thao và được tổ chức nhiều giải đấu lớn nhỏ không chỉ tại Việt Nam mà còn tổ chức các giải đấu quốc tế. Nhiều VĐV tham gia thi đấu đá cầu để đạt các thành tích cá nhân, huy chương, thành tích cho quốc gia,…
4. Lịch sử của môn đá cầu
Những tư liệu đầu tiên về đá cầu là vào khoảng thế kỷ thứ V trước Công nguyên tại Trung Quốc. Từ thời nhà Tống (960 – 1278) môn thể thao này được đổi tên là Chien Tsu, từ này theo tiếng Trung Quốc nghĩa là “mũi tên” nó khá giống với từ đá cầu trong tiếng Anh “shuttlecock”.
Giải đấu mang tính quốc gia đầu tiên của đá cầu được tổ chức tại Trung Quốc vào năm 1933 tại Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc tổ chức ở thành phố Nam Kinh, trong đó đá cầu, vật và một vài môn thể thao khác đã được coi là môn thể thao chính thức quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – Trung Quốc.
Đá cầu tới châu Âu trước thế chiến thứ hai khi các VĐV điền kinh Trung Quốc thực hiện một màn trình diễn ở thế vận hội Olympic Beclin 1936. Người Đức và các quốc gia khác đã vô cùng ấn tượng và họ đã bắt đầu học và chơi môn thể thao mang tính biểu diễn đó.
Giải vô địch đá cầu thế giới là một sự kiện thường niên kể từ khi Liên đoàn đá cầu thế giới (ISF – International Shuttlecock Federation) được thành lập vào năm 1999. Các thành viên của ISF là Trung Quốc, Đài Bắc Trung Hoa, Phần Lan, Đức, Hungary, Lào, Việt Nam, Hy Lạp, Pháp, Rumani, Serbia…
Ngày 11/8/2003, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Romani và Serbia đã thành lập Liên đoàn đá cầu châu âu (SFE – Shuttlecock Federation of Europe) tại Újszász (Hungary).
5. Phân loại đá cầu
Môn thể thao này được chia ra làm hai loại: Đá cầu nghệ thuật (đá cầu kiểng) và Đá cầu thi đấu.
5.1 Đá cầu nghệ thuật
Đá cầu nghệ thuật hay còn gọi là đá cầu kiểng là một trò chơi dân gian và cũng có thể xem là một môn thể thao dựa trên hình thức đá cầu với hai người chơi trở lên và nó thiên về tính biểu diễn nhiều hơn là thành tích.
Khác với đá cầu thi đấu, đá cầu kiểng không có luật chơi chi tiết, quy luật đơn giản nhất là người chơi chuyền quả cầu qua lại với nhau bằng mọi bộ phận cơ thể, trừ tay, miễn sao không để nó rơi xuống mặt đất.
Đá cầu kiểng được cho là có nguồn gốc từ Campuchia, người Campuchia gốc Việt làm ăn sinh sống tại đó một thời gian và mang trò chơi này du nhập về Việt Nam từ trước năm 1975.
5.2 Đá cầu thi đấu
Khác với đá cầu nghệ thuật đá cầu thi đấu sẽ bị giới hạn và thi đấu theo bộ luật đã được quy định. Luật đá cầu thi đấu sẽ quy định về kích thước sân, lưới, quả cầu thi đấu, cách tính điểm, hiệp đấu,….
>>> Xem ngay luật đá cầu mới nhất từ Liên đoàn đá cầu quốc tế.
6. Kỹ thuật đá cầu cơ bản cho người mới
6.1 Kỹ thuật đá cầu thi đấu
6.1.1 Kỹ thuật phát cầu lưới
Cách phát cầu qua lưới là một kỹ thuật quan trọng và cơ bản trong đá cầu thi đấu. Có 3 kỹ thuật phát cầuqua lưới cơ bản:
- Phát cầu chân thấp chính diện.
- Phát cầu chân thấp nghiêng người.
- Kỹ thuật phát cầu cao chân nghiêng người.
Đây là những kỹ năng cơ bản nhất trong thể thức thi đấu đá cầu lưới, kỹ năng phát cầu cao chân nghiêng người là kỹ thuật phát cầu phổ biến nhất trong thi đấu.
6.1.2 Kỹ thuật đỡ cầu và tâng cầu
Trong thi đấu đá cầu, các đấu thủ chỉ được chạm cầu tối đa là 2 chạm, do đó việc hoàn thiện kỹ thuật tâng cầu cơ bản (đỡ cầu) khi phòng thủ là rất quan trọng để đỡ cú đá tấn công của đối thủ và ra đòn tấn công trở lại.
- Các bạn có thể sử dụng kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân để đỡ cầu với những đường cầu xa người và cao.
- Dùng kỹ thuật tâng câu bằng má trong bàn chân để khống chế với đường cầu thấp chính diện hay mồi cầu cho đồng đội ở nhịp thứ hai.
- Dùng kỹ thuật tâng cầu bằng đùi để tâng cầu hay đỡ cầu khi cầu đi trực diện.
Các bạn cần tập luyện các kỹ thuật tâng cầu một cách chăm chỉ, thường xuyên và cần phải linh hoạt trong mọi tình huống để luôn chủ động đỡ cầu ở tư thế thoải mái nhất trong những đợt cầu tấn công của đối thủ.
>>> Xem thêm cách tâng cầu hiệu quả, đúng kỹ thuật giúp bạn đỡ cầu và tâng cầu tốt hơn.
6.1.3 Cách tấn công ghi điểm
Mục đích của những lần đá cầu tấn công này là khiến đối phương không đỡ được cầu để rơi cầu xuống đất trong phạm vi sân và bạn sẽ được điểm. Có nhiều cách để có thể ghi điểm, và 3 cách cơ bản nhất như sau:
- Kỹ thuật đánh đầu: Các bạn sử dụng sức bật và khả năng đánh đầu để đưa cầu sang phần sân của đối thủ, với kỹ thuật này đối phương rất khó xác định phương hướng đặc biệt khi cầu được nêu ở gần lưới.
- Kỹ thuật bạt cầu (kỹ thuật đạp cầu): Đây là một kỹ năng khá khó cần có cảm giác cầu tốt, sức bật, độ dẻo của cổ chân và sự linh hoạt của các khớp chân. Nếu thực hiện và thành công các bạn sẽ tạo là một pha cầu cực kỳ đẹp mắt.
- Kỹ thuật móc cầu: Kỹ thuật móc cầu là một cách dứt điểm đầy tốc độ, cầu rơi từ trên cao xuống với tốc độ cao gần như đối phương không có cơ hội đỡ cầu, mà chỉ còn cách nhảy lên chắn cầu. Đây là một kỹ thuật không quá khó nhưng cần sự quan sát và tính toán tốt bởi kỹ thuật này nếu thực hiện không tốt thì cầu rất dễ không qua lưới hoặc đi ra ngoài phạm vi sân.
>>> Xem thêm kích thước sân đá cầu tiêu chuẩn thi đấu là bao nhiêu?
6.2 Kỹ thuật đá nghệ thuật
Khác với đá cầu lưới, đá cầu nghệ thuật không có các quy định riêng hay điều luật cụ thể, chỉ cần không dùng tay chơi cầu, mọi người có thể dùng mọi kỹ thuật, kỹ năng tùy ý để đá cầu, cứu cầu không chạm đất.
Đá cầu nghệ thuật không giới hạn không gian và số lượng người chơi, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh này tại các trường học, công viên hay chỉ cần một khu vực có mặt bằng đủ rộng để đá cầu.
6.2.1 Cách tâng cầu khi đá cầu nghệ thuật
Trong đá cầu nghệ thuật, không có giới hạn về số lần chạm cầu của mỗi người nên mọi người có thể thoải mái đỡ cầu, tâng cầu rồi điều chỉnh cầu để về tư thế thuận lợi nhất để chuyền cầu cho người khác.
Có 4 kỹ thuật tâng cầu cơ bản:
- Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi.
- Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân.
- Kỹ thuật tâng cầu bằng má ngoài bàn chân.
- Kỹ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân.
Tâng cầu cũng là một trong những nội dung học, nội dung kiểm tra của môn Thể dục.
6.2.2 Cách “cứu cầu” trong đá cầu nghệ thuật
“Cứu cầu” là một trong những kỹ thuật độc đáo nhất trong bộ môn đá cầu. Có nhiều cách để cứu cầu bằng việc có thể sử dụng toàn bộ các bộ phận trên cơ thể trừ tay. Bạn có thể dùng đầu, ngực, vai, bụng, đùi, má trong, má ngoài chân, mu bàn chân thậm chí phần phần gầm giày với những pha đá hậu móc cầu.
Cứu cầu đỏi hỏi sự linh hoạt, khéo léo của người chơi, khả năng phán đoán chính xác, sự di chuyển nhanh nhẹn để nhanh chóng tới nơi cầu rơi xuống, lựa chọn vị trí tốt nhất để cứu cầu.
6.2.3 Kỹ thuật đá cầu đi mạnh “tấn công”
Để tạo sự thú vị và những tình huống cứu cầu hấp dẫn, khó đoán, người chơi sẽ thực hiện những cú đá cầu mạnh. Có 3 cách để có thể đá cầu đi mạnh hơn:
- Sút khi cầu ở tầm thấp.
- Sút cầu khi cầu ở tầm ngang người.
- Sút cầu khi ở tầm cao.
Trong đó, kỹ thuật sút cầu khi ở tầm cao là kỹ thuật khó thực hiện nhất nhưng cũng là kỹ thuật tạo ra những tình huống cần cứu cầu khó đoán nhất.
7. Tổng kết
Trên đây là những thông tin về bộ môn đá cầu. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên bởi đá cầu, tâng cầu là một trong những nội dung học và kiểm tra của môn Thể dục mà các bạn cần vượt qua.
Thể Thao Đông Á chúc các bạn luôn mạnh khỏe.
>>> Xem thêm 50+ dụng cụ thể thao trường học giá rẻ giúp các bạn có thể tập luyện ngay tại nhà trước mỗi kỳ thi, kỳ kiểm tra Thể dục.
Đá cầu được chia ra làm hai loại: Đá cầu nghệ thuật (đá cầu kiểng) và Đá cầu thi đấu.
Tác dụng của đá cầu:
- Phát triển thể chất và tăng chiều cao.
- Đốt cháy calo và giảm béo.
- Giúp giải tỏa căng thẳng.
- Tăng khả năng tập trung.
- Giúp kết nối, xây dựng thêm các mối quan hệ.