[HƯỚNG DẪN] Kỹ Thuật, Cách Tâng Cầu Dễ Nhất, Hiệu Quả Nhất
Trong bài viết kỳ này, cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến số lần tâng cầu, các lưu ý quan trọng cho người mới tập tâng cầu và các kỹ thuật, cách tâng cầu dễ nhất, hiệu quả nhất hiện nay.
Cùng theo dõi ngay bài viết bên dưới các bạn nhé.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lần tâng cầu
Tâng cầu là một nội dung học và kiểm tra trong bộ môn Thể dục mà hầu hết chúng ta đều cần phải tập luyện và vượt qua. Để việc tâng cầu được hiệu quả, thành tích đạt được tốt hơn, các bạn cần chú ý tới một số yếu tố sau:
- Năng khiếu bẩm sinh: Năng khiếu một yếu tố thiên bẩm không phải ai cũng có, giúp chúng ta có thể dễ dàng làm quen, học tập hay phát triển một cách nhanh hơn, tốt hơn so với người bình thường. Trong thể thao, hầu hết các VĐV đều là những người có năng khiếu về một bộ môn nào đó và họ sẽ tập trung vào tập luyện vào bộ môn đó để rèn luyện thành tích tập luyện và thi đấu. Tương tự với đá cầu, tâng cầu cũng như vậy.
- Thực hiện đúng kỹ thuật: Một yếu tố quan trọng các bạn cần chú ý đó là thực hiện các động tác đúng kỹ thuật, kể cả trong tập luyện, kiểm tra hay thi đấu. Thực hiện sai kỹ thuật sẽ khiến thành tích kém hiệu quả, thậm chí phạm quy và không được công nhận thành tích.
- Tập luyện chăm chỉ: Không chỉ đá cầu, tâng cầu mà các môn thể thao khác đều đòi hỏi sự khéo léo, dẻo dai, sự linh hoạt và nhạy bén. Dù là các VĐV chuyên nghiệp, đạt nhiều thành tích cao nhưng họ vẫn chăm chỉ tập luyện hằng ngày để giữ vững và cố gắng đạt được các thành tích cao hơn trong tương lai.
- Trang phục phù hợp: Trang phục khi tập luyện và kiểm tra tâng cầu cũng rất quan trọng. Các bạn cần lựa chọn trang phục thoải mái, vừa vặn với cơ thể, không nên mặc trang phục quá bó hoặc quá rộng và lựa chọn một đôi giày thể thao phù hợp nhất.
>>> Có thể bạn chưa biết: Đá cầu có tác dụng gì?
2. 3 lưu ý quan trọng cho người mới tập tâng cầu
Đối với người mới tập tâng cầu, để cải thiện thành tích tốt hơn, không còn cách nào khác ngoài tập luyện chăm chỉ để các bạn có thể cải thiện được thành tích. Thời gian đầu sẽ khá khó khăn để các bạn có thể tâng cầu liên tục 10 lần nhưng khi các bạn chăm chỉ luyện tập và nắm được kỹ thuật thì tâng 15 – 20 lần cầu liên tục sẽ không còn quá khó khăn.
2.1 Làm quen với tốc độ cầu rơi
Lưu ý quan trọng đầu tiên các bạn cần chú ý tới là tốc độ rơi của cầu. Để biết được tốc độ rơi của cầu, các bạn tung cầu lên theo nhiều độ cao khác nhau để tập quan sát tốc độ rơi. Từ tốc độ rơi của cầu, các bạn sẽ di chuyển và căn chỉnh lực phù hợp để đỡ cầu, tâng cầu.
Khi tâng cầu các bạn không nên sử dụng lực quá mạnh bởi như vậy các bạn phải di chuyển rất nhiều để đỡ cầu và cầu rơi nhanh, mạnh các bạn cũng rất dễ đỡ hụt cầu, cũng không nên sử dụng lực quá nhẹ vì như vậy tần suất đỡ cầu sẽ phải rất nhanh và liên tục sẽ khiến cơ chân nhanh bị mỏi và điểm chạm của cầu cũng không tốt, thành tích sẽ bị giảm đi đáng kể.
2.2 Lựa chọn kỹ thuật tâng cầu
Có 4 loại kỹ thuật tâng cầu cơ bản hiện nay đó là kỹ thuật tâng cầu bằng đùi, kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân, kỹ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân và kỹ thuật tâng cầu bằng má ngoài bàn chân.
Trong đó, kỹ thuật tâng cầu bằng đùi là dễ tập luyện và dễ đạt thành tích cao nhất. Các bạn nên tập luyện kỹ thuật này để đạt thành tích cao trong các kỳ kiểm tra thể dục.
2.3 Thực hiện nhiều bài tập
Khi mới tập tâng cầu, các bạn nên tập theo phương pháp tâng cầu bằng 1 chân. Sau khi đã thành thạo, các bạn tập luyện tâng cầu bằng 2 chân để tăng độ linh hoạt và thành tích của bạn sẽ được nâng cao lên rất nhiều.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể tập luyện thêm các kỹ thuật tâng cầu khác để trong một số trường hợp điểm rơi cầu không thuận lợi, các bạn vẫn có dễ dàng đỡ cầu và điều chỉnh đưa cầu về vị trí thuận lợi.
>>> Xem ngay luật đá cầu cập nhật mới nhất hiện nay từ Liên đoàn đá cầu quốc tế.
3. Hướng dẫn kỹ thuật, cách tâng cầu cơ bản
Có 4 loại kỹ thuật tâng cầu cơ bản hiện nay đó là kỹ thuật tâng cầu bằng đùi, kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân, kỹ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân và kỹ thuật tâng cầu bằng má ngoài bàn chân.
3.1. Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi dễ nhất
Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi là kỹ thuật tâng cầu dễ nhất bởi vì đùi có bề mặt tiếp xúc rộng giúp người mới dễ dàng đỡ cầu hơn so với việc đỡ cầu bằng bàn chân.
Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi thực hiện như sau:
- Tư thế chuẩn bị: Các bạn bắt đầu ở tư thế đứng thẳng, hai chân hơi khuỵu gối và rộng bằng vai, chân thuận tiếp xúc với đất bằng phần mũi chân, trọng tâm cơ thể dồn vào chân còn lại, tay cùng bên với chân thuận cầm cầu.
- Tung cầu: Các bạn tung cầu lên cao khoảng 50cm, mắt hướng theo cầu.
- Đỡ cầu: Khi cầu rơi xuống, các bạn nhanh chóng co đầu gối lên để đỡ cầu, đùi song song với mặt đất là vị trí thích hợp nhất để tiếp xúc với quả cầu. Khi cầu chạm đùi rồi nảy lên cao thì các bạn di chuyển theo hướng cầu rơi để chuẩn bị tâng lần tiếp theo. Cần phải tập trung và chú ý mắt luôn phải theo sát cầu trong suốt quá trình tập luyện.
3.2 Cách tâng cầu bằng mu bàn chân
Cách tâng cầu bằng mu bàn chân là kỹ thuật được mọi người áp dụng nhiều nhất trong đá cầu nghệ thuật và đá cầu lưới dùng để đỡ cầu và đưa cầu vào vị trí thuận lợi để đá đi.
Hướng dẫn cách tâng cầu bằng mu bàn chân:
- Tư thế chuẩn bị: Các bạn đứng hơi khuỵu gối, hai chân rộng bằng vai, mũi bàn chân thuận đặt sau gót chân còn lại, trọng tâm cơ thể dồn về phía chân trước, cầm cầu bằng tay cùng chiều với chân thuận.
- Tung cầu: Các bạn tung cầu lên cao khoảng 50cm, mắt nhìn theo cầu.
- Đỡ cầu: Khi cầu bắt đầu rơi xuống, các bạn nhấc chân thuận lên và sử dụng mu bàn chân để đỡ cầu và tâng cầu lên cao. Nếu cầu rơi ở vị trí xa người quá thì các bạn cần di chuyển thật nhanh để tới vị trí cầu rơi để chuẩn bị tư thế đón cầu tốt nhất.
>>> Xem thêm chiều dài sân đá cầu tiêu chuẩn thi đấu là bao nhiêu?
3.3 Kỹ thuật tâng cầu bằng má ngoài bàn chân
Trong các cách tâng cầu thì kỹ thuật tâng cầu bằng má ngoài bàn chân được đánh giá là khó tập nhất.
Kỹ thuật tâng cầu bằng má ngoài bàn chân như sau:
- Tư thế chuẩn bị: Các bạn đứng thẳng người, tay cùng chiều với chân thuận cầm cầu ở vị trí ngang hông, hai chân rộng bằng vai, mắt nhìn cầu.
- Tung cầu: Các bạn tung cầu lên cao khoảng 50 cm, đánh mắt theo chuyển động của cầu.
- Đỡ cầu: Khi cầu rơi xuống thì gập gối, nhấc chân thuận để má ngoài của chân tiếp xúc với cầu. Nếu cầu bay ra xa người thì di chuyển đến vị trí phù hợp để thực hiện động tác đỡ cầu tiếp theo.
3.4 Kỹ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân
So với kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân và kỹ thuật tâng cầu bằng đùi thì kỹ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân có độ khó cao hơn, thường áp dụng để đỡ các đường cầu chính diện trong thi đấu đá cầu.
Kỹ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân thực hiện như sau:
- Tư thế chuẩn bị: Các bạn đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai, tay cùng chiều với chân thuận cầm cầu ở vị trí ngang hông.
- Tung cầu: Các bạn tung cầu lên cao khoảng 50 – 60cm, mắt dõi theo cầu để phán đoán thời gian rơi xuống.
- Đỡ cầu: Khi cầu rơi xuống thì các bạn nhanh chóng thực hiện động tác mở gối, nâng má trong bàn chân thuận lên để tiếp xúc với đế cầu. Sau khi cầu tiếp xúc với chân bay lên cao, mắt tiếp tục dõi theo cầu. Nếu cầu bay ra xa người thì di chuyển đến vị trí phù hợp để thực hiện động tác đỡ cầu tiếp theo.
4. Tổng kết
Trên đây hướng dẫn kỹ thuật, các cách tâng cầu cơ bản. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các bạn, giúp các bạn luyện tập tốt hơn và đạt được thành tích cao hơn.
Thể Thao Đông Á chúc các bạn luôn mạnh khỏe.
>>> Xem thêm 30+ thiết bị thể thao trường học chuyên dùng tại các trường THCS, THPT, Cao đẳng và Đại học.
Có 4 loại kỹ thuật tâng cầu cơ bản hiện nay đó là kỹ thuật tâng cầu bằng đùi, kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân, kỹ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân và kỹ thuật tâng cầu bằng má ngoài bàn chân.
Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi là kỹ thuật tâng cầu dễ nhất bởi vì đùi có bề mặt tiếp xúc rộng giúp các bạn, đặc biệt là người mới đỡ cầu dễ dàng hơn so với việc đỡ cầu bằng bàn chân.