Mục lục

[GIẢI ĐÁP] Gãy Xương Đòn, Xương Tay Có Tập Tạ, Tập Gym Được Không?

Xương đòn và xương cánh tay là những bộ phận quan trọng giúp cánh tay của chúng ta có thể hoạt động. Khi không may bị gãy một trong 2 bộ phận này, chúng ta có thể tập tạ, tập gym được nữa không? Nếu tập luyện có ảnh hưởng gì không? Có giúp cơ thể nhanh phục hồi hơn không?

Cùng theo dõi ngay những tư vấn, lời khuyên của các bác sỹ chuyên ngành về việc bị gãy xương đòn, xương tay có nên tập thể dục thể thao như tập tạ hay tập Gym không? Nên tập thế nào để tốt cho sức khỏe, nhanh bình phục các bạn nhé.

1. Gãy xương đòn có tập tạ, tập Gym được không?

1.1 Gãy xương đòn có tập tạ, tập gym được không?

Gãy xương đòn có tập tạ, tập Gym được không là thắc mắc của rất nhiều người bởi việc gãy xương đòn ảnh hưởng tới khả năng vận động của cánh tay.

Nếu việc tập luyện sai cách có thể khiến xương lâu lành và thành tật. Vì vậy, người bị gãy xương đòn cần nghiêm ngặt tuân thủ chế độ dinh dưỡng và tập luyện để mau chóng hồi phục, lành xương.

Hình ảnh chụp X-quang xương đòn bị gãy

Hình ảnh chụp X-quang xương đòn bị gãy

 

>>> Xem ngay các bài tập hít thở tốt cho phổi giúp người bị gãy xương đòn hô hấp dễ dàng và tốt hơn.

Xương đòn có công dụng gắn cánh tay vào thân mình. Do vậy, khi bị gãy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cả cánh tay, khiến tay yếu hơn và cần hạn chế vận động. Ngay cả các hoạt động tập luyện thể lực trước đây cũng cần xem xét như tập tạ, tập gym.

Thông thường, khi bị gãy xương đòn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh không được nâng vật nặng hay hoạt động mạnh ở cánh tay bên gãy để không ảnh hưởng đến quá trình liền xương. Chỉ đến khi xương đã lành, người bệnh mới được luyện tập nhẹ và tăng dần mức độ lên sau khi đã khỏi hoàn toàn.

Tập tạ, tập gym nặng khi chưa hoàn toàn khỏi gây đau đớn có thể khiến vết gãy lâu lành và thành tật

Tập tạ, tập gym nặng khi chưa hoàn toàn khỏi gây đau đớn có thể khiến vết gãy lâu lành và thành tật

Tập tạ, tập gym cũng là hoạt động ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và có thể khiến xương gãy lại nếu nâng tạ nặng, tập luyện với cường độ cao. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, người bị gãy xương đòn nên dùng tập luyện tập tạ, gym. Chỉ tập lại khi cơ thể đã hoàn toàn bình phục hoặc được sự đồng ý của các bác sỹ về việc tập luyện các bài tập nhẹ.

Để được chẩn đoán chính xác về tình trạng và có các lời khuyên sức khỏe bổ ích, người bệnh nên thăm khám và điều trị tại các cơ sở, bệnh viện uy tín, đồng thời nghiêm ngặt tuân theo chỉ định của các bác sĩ để đánh giá mức độ nghiêm trọng và có cách chữa trị phù hợp.

>>> Xem ngay hướng dẫn tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn để bệnh nhân không bị đau và không bị ảnh hưởng đến khả năng phục hồi khi nghỉ ngơi.

1.2 Gãy xương đòn bao lâu thì lành?

Thông thường, quá trình liền xương đòn kéo dài khoảng hơn 3 tháng là hồi phục hoàn toàn, tùy thuộc vào cơ địa, chế độ dinh dưỡng và tập luyện của từng người.

Chế độ sinh hoạt của người bệnh cần hạn chế vận động nhất là trong thời gian đầu điều trị, đây là thời điểm xương đã được cố định và đưa về đúng vị trí và bắt đầu hồi phục.

Thời gian phục hồi của xương đòn là khoảng 3 tháng

Thời gian phục hồi của xương đòn là khoảng 3 tháng

Sau 2 – 4 tuần kể từ khi được chữa trị, bệnh nhân có thể vận động nhẹ khớp vai nhưng không nên đưa tay quá đầu bởi lúc này xương đòn chưa lành hẳn, dễ bị trật, lệch vết gãy cũ.

Các hoạt động nâng tay cao quá đầu, chơi thể thao, lao động nặng chỉ được phép khi có dấu hiệu liền xương trên lâm sàng và X quang, được sự đồng ý của các bác sỹ tại các bệnh viện.

>>> Xem ngay hướng dẫn của bác sỹ chuyên ngành các bài tập vai tại nhà cực tốt cho người mới phục hồi sau khi bị gãy xương đòn.

1.3 Bị gãy xương đòn nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng ăn uống cho người bị gãy xương đòn cần được bổ sung các thực phẩm liền xương, giúp xương chắc khỏe như canxi, photpho, magie,…Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong cá hồi, thịt bò, trứng, sữa,…

Chế độ dinh dưỡng ăn uống cho người bị gãy xương đòn cần được bổ sung các thực phẩm liền xương, giúp xương chắc khỏe

Chế độ dinh dưỡng ăn uống cho người bị gãy xương đòn cần được bổ sung các thực phẩm liền xương, giúp xương chắc khỏe

Hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…vì chúng làm giảm khả năng hấp thụ canxi, khiến xương lâu lành hơn và không tốt cho sức khỏe cơ thể.

>>> Xem thêm các bài tập plank giảm mỡ toàn thân giúp bạn có thân hình thon gọn, vóc dáng hoàn hảo, cơ bắp ấn tượng vạn người mê.

2. Gãy xương tay có tập tạ, tập Gym được không?

Tương tự như gãy xương đòn, gãy xương tay cũng sẽ khiến hoạt động ở tay bị hạn chế đi rất nhiều. Khi không may bị gãy tay, các bạn nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế, các bệnh viện để thăm khám để được các bác sỹ xem xét và đánh giá tình trạng, đưa ra các phương pháp tốt nhất để điều trị.

Hình ảnh chụp X-quang xương tay bị gãy

Hình ảnh chụp X-quang xương tay bị gãy

 

>>> Xem thêm các lợi ích của tập gym thật quá tuyệt vời đối người vừa phục hồi sau khi bị gãy tay.

Trong thời gian đầu sau khi được chữa trị, các bạn tuyệt đối không được vận động mạnh hay tập tạ tập gym bởi như vậy có thể làm trật, lệch vết gãy cũ làm quá trình lành xương, hồi phục lâu hơn và có thể để lại tật.

Chỉ tập tạ, tập gym khi được sự đồng ý của các bác sỹ để tập luyện phục hồi chức năng cho tay hoặc nhận được sự xác nhận đã hoàn toàn bình phục từ cơ sở y tế, bệnh viện đang điều trị.

Chế độ ăn uống cũng tương tự như chế độ ăn xuống của người bị gãy xương đòn, các bạn cần được bổ sung các thực phẩm liền xương, giúp xương chắc khỏe như canxi, photpho, magie,…Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong cá hồi, thịt bò, trứng, sữa,… và hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…vì chúng làm giảm khả năng hấp thụ canxi, khiến xương lâu lành hơn và không tốt cho sức khỏe cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị gãy tay cũng chủ yếu là các thực phẩm liền xương như cá hồi, trứng, sữa,...

Chế độ dinh dưỡng cho người bị gãy tay cũng chủ yếu là các thực phẩm liền xương như cá hồi, trứng, sữa,…

 

Trên đây là những tư vấn, lời khuyên của các chuyên gia, bác sỹ dành cho những người bị gãy xương đòn, xương tay. Các bạn cố gắng, hạn chế và giữ gìn sức khỏe để nhanh chóng bình phục nhé!

Thể Thao Đông Á chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

>>> Xem ngay 20+ ghế cong tập bụng tại nhà với nhiều chức năng giúp bạn tập luyện nhiều bài Gym ngay tại nhà sau khi bình phục.

Câu hỏi thường gặp

Trong thời gian đầu sau khi được chữa trị, các bạn tuyệt đối không được vận động mạnh hay tập tạ tập gym bởi như vậy có thể làm trật, lệch vết gãy cũ làm quá trình lành xương, hồi phục lâu hơn và có thể để lại tật.

Chỉ tập tạ, tập gym khi được sự đồng ý của các bác sỹ để tập luyện phục hồi chức năng cho tay hoặc nhận được sự xác nhận đã hoàn toàn bình phục từ cơ sở y tế, bệnh viện đang điều trị.

Các bạn cần được bổ sung các thực phẩm liền xương, giúp xương chắc khỏe như canxi, photpho, magie,…Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong cá hồi, thịt bò, trứng, sữa,…

Và hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…vì chúng làm giảm khả năng hấp thụ canxi, khiến xương lâu lành hơn và không tốt cho sức khỏe cơ thể.

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments