Mục lục

Thông Tin Chi Tiết Về Môn Cử Tạ!

Môn cử tạ là một môn thể thao đã quá quen thuộc với chúng ta. Bởi bộ môn này vẫn luôn có mặt trong các sự kiện thi đấu thể thao lớn và nhỏ. Tuy nhiên, bạn có thực hiệu cử tạ là gì hay luật cử tạ cơ bản ra sao không? Cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu rõ hơn về bộ môn thể thao đầy “sức mạnh” này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Môn cử tạ là gì?

Môn cử tạ hay cử tạ Olympic là bộ môn thể thao có sự yêu cầu cao về sức mạnh, dẻo dai và khả năng phối hợp các động tác kỹ thuật nâng tạ với trọng lượng tối đa có thể đạt được của người thực hiện. Trong môn cử tạ, người chơi được gọi là lực sĩ hay đô sĩ.

Bộ môn cử tạ

Bộ môn cử tạ

Vật được nâng trong cử tạ gồm 1 thanh tạ được gắn với các đĩa tạ ở hai bên. Với mỗi lần nâng tạ, lực sĩ cần thực hiện cú nâng sao cho khối lượng vật nặng là cao nhất.

Thi đấu cử tạ cũng được chia thành các hạng cân dành riêng cho nam và nữ. Vận động viên tham dự thi đấu sẽ được đăng kí với 3 mức tạ khác nhau. Trọng lượng ở mức thức 2 phải hơn mức thứ nhất ít nhất là 5kg và mức thức 3 hơn mức thứ 2 tối thiểu là 2.5kg. Để tạo ra kỷ lục, vận động viên thi đấu có thể cử tạ ở mức thứ 4 sau khi đã thực hiện 3 mức đăng kí trước  đó.

2. Lịch sử của cử tạ

Các cuộc thi chính thức của môn cử tạ được tổ chức tại Mỹ vào những 60 của thế kỉ XIX. Ngay sau đó, bộ môn phát triển mạnh mẽ ở Pháp, Đức, Áo, Nga.

Thi đấu cử tạ từ những thế kỉ trước

Thi đấu cử tạ từ những thế kỉ trước

Năm 1920, Liên đoàn Cử tạ Thế giới (IWF) được thành lập. Từ năm 1896, cử tạ chính thức có trong danh sách thi đâu của Đại hội Olympic. Ngày nay, bộ môn cự tạ phát triển mạnh mẽ và cũng là bộ môn thu hút được sự quan tâm của nhiều khán giả. 

Chức vô địch cử tạ thế giới của nam đầu tiên được trao giải vào năm 1891. Tuy nhiên, tại thời điểm này trong thi đấu cử tạ vẫn chưa được chia thành các hạng cân. Sau đó, giải cử tạ dành cho nữ được tổ chức bắt đàu từ năm 1987.

Cử tạ dành cho nữ

Cử tạ dành cho nữ

3. Nội dung thi đấu của môn cử tạ

Trong thi đấu, cử tạ gồm có 2 nội dung là cử giật và cử đẩy. Cụ thể như sau:

  • Cử giật – Snatchv: là bài tập chỉ gồm một động tác đó là nhấc thanh tạ từ sàn và nâng qua đầu. Với bài tập này, yếu tố tốc độ được đánh giá nhỉnh hơn là yếu tố về sức mạnh.
  • Cử đẩy – Clean & Jerk: gồm có 2 động tác là nhấc thanh tạ lên vai (Clean) và nâng để đưa tạ qua đầu (Jerk). Khi nâng tạ, tay của vận động viên cần duỗi thẳng tối đa.
cử tạ gồm có 2 nội dung là cử giật và cử đẩy

cử tạ gồm có 2 nội dung là cử giật và cử đẩy

>>> Xem thêm những bài tập cơ tay tại nhà giúp bạn nâng cao sức mạnh cơ bắp giúp hỗ trợ tập luyện cử tạ tốt hơn!

Trong thi đấu, vận động viên thường tập trung nhiều vào nội dung cử đẩy để tranh tài với đối thủ. Thông thường, tổng điểm của một phần thi đấu cử tạ sẽ được tính cộng dồn giữa cử giật và cử đẩy.

4. Luật cử tạ

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về luật cử tạ mà bạn co thể tham khảo:

4.1. Động tác trong thi đấu:

  • Trong thi đấu, hai động tác cử tạ được công nhận là cử giật và cử đẩy.
  • Các động tác phải được thực hiện toàn bộ bằng tay.
  • Mỗi động tác cử tạ sẽ được thực hiện tối đa 3 lần.
Cử đẩy trong cử tạ

Cử đẩy trong cử tạ

>>> Bật mí về kinh nghiệm mở phòng gym, kinh doanh phòng tập gym cần bao nhiêu vốnkinh doanh phòng gym có lời không nếu bạn đang có ý định thực hiện mô hình kinh doanh khá “hot hít” này!

4.2. Quy định về người tham gia thi đấu

IWF có hai nhóm đội tượng chính tham gia thi đấu của môn cử tạ là vận động viên trên 20 tuổi và trẻ thành niên. Trong đó, với trẻ thành niên thì:

  • Được tham dự giải vô địch thế giới và TVH Olympic với cả nam và nữ đạt tối thiểu 16 tuổi.
  • Được tham dự giải vô địch trẻ thế giới là với cả nam và nữ đạt 15 tuổi.

Lưu ý: Toàn bộ độ tuổi của vận động viên tham gia thi đấu được tính tính theo năm dương lịch trên cơ sở ngày sinh.

4.3. Quy định về hạng cân

Luật cử tạ quy định về các mức hạng cân như sau:

4.3.1. Hạng cân cử tạ nam

  • 56kg.
  • 69kg.
  • 62kg.
  • 77kg.
  • 85kg.
  • 94kg.
  • 105kg.
  • lớn hơn 105kg.

4.3.1. Hạng cân cử tạ nữ

  • 48kg.
  • 53kg.
  • 58kg.
  • 63kg.
  • 69kg.
  • 75kg.
  • lớn hơn 75kg.

>>> Bật mí shop dụng cụ thể thao chính hãng, giá rẻ mà bạn không nên bỏ qua nếu đang có ý định mua các mẫu dụng cụ tập luyện tại nhà hay mở phòng tập gym!

4.4. Trang phục thi đấu

  • Trang phục của vận động viên phải bằng vải sạch, được thiết kế đúng chuẩn là phải bó sát và che kín chân thể của vận động viên, không có cổ áo, tay áo không trùm quá quá khuỷu tay và quần không trùm quá đầu gối.
  • Vận động viên khi thi đấu không được  mặc áo phông và quần đùi để làm trang phục thi đấu.
  • Với một số cuộc thi,  trang phụ của vận động viên được sử dụng phải đượcLiên đoàn cấp hoặc phê chuẩn.
  • Trang phục thi đấu có thể in logo của nhà tài trợ nhưng không quá  500cm2.
  • Vận động viên phải đeo giày khi tham gia thi đấu. Chiều cao của cổ giầy đo từ lót giầy tối đa là 130mm.
  • Có thể dùng dây hoặc băng cuốn để quấn quanh cổ tay, miếng băng mềm để bọc gối.
Trang phục của vđv phải thực hiện đúng quy định của ban tổ chức

Trang phục của vđv phải thực hiện đúng quy định của ban tổ chức

>>> Tìm hiểu thêm về cơ bắp là gì và các thông tin cơ bản về cơ bắp mà có thể bạn chưa biết!

4.5. Luật chung với các động tác trong cử tạ

  • Vận động viên được nắm tạ kiểu khoá.
  • Khi tạ kéo tới ngang đầu gối mà vận động viên không thực hiện hoàn tất động tác nâng thì vẫn được tính như đã thực hiện một lần thi.
  • Sau khi có lệnh hạ tạ của trọng tài, vđv cần hạ tạ xuống trước mặt. Tuyệt đối không được để tạ rơi.  Có thể thả lỏng tay cầm thanh tạ khi tạ được đưa xuống đến ngang thắt lưng.
  • Trong tư thế ngồi chuẩn bị cử giật hoặc lên ngực, lực sĩ có thể thực hiện các động tác rung và lắc người.
  • Vận động viên không được bôi các chất dầu, mỡ, bột tan hay các chất bôi trơn khác để xoa lên đùi. Chỉ được phép  dùng phấn bột lên đùi, tay.

4.6. Tư thế cử tạ phạm luật

  • Vận động viên thực hiện kéo tạ từ tư thế treo tạ.
  • Có hành động dừng khi duỗi thẳng.
  • Hạ tạ xuống khi chưa có tín hiệu của trọng tài.
  • Ném tạ khi có hiệu lệnh đến từ trọng tài.
  • Không hạ toàn bộ tạ xuống sàn thi đấu.
  • Vượt ra ngoài bục khi thực hiện các động tác thi đấu.
  • Kết thúc động tác bằng một động tác ấn tạ xuống.
  • Vận động viên thực hiện cong và duỗi khuỷu tay trong khi đứng thẳng/thu chân.
  • Khi kết thúc động tác, hai ban chân của vận động viên không được đặt trên đường thẳng song song với mặt phẳng của người.

5. Kết luận

Trên đây là những thông tin tổng quát nhất về môn cử tạ và luật cử tạ mà Thể Thao Đông Á muốn chia sẻ. Mong rằng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích dành cho bạn đọc.

Cử tạ là bộ môn đem lại nhiều lợi ích dành cho người tập, đặc biệt là khả năng rèn luyện sức bền, kích thích các nhóm cơ trên phát triển. Nếu đang có ý định thực hiện bộ môn này, bạn nên tham khảo tại các chương trình huấn luyện tại các phòng tập để có được  hướng dẫn chi tiết và an toàn nhất. Bởi bộ môn này hoàn toàn có thể gây ra các rủi ro ngoài ý muốn nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật.

Nếu đã có những am hiểu nhất định về bộ môn, bạn cũng có thể hoàn toàn tự tập luyện ngay tại nhà. Tuy nhiên, đừng quên việc lựa chọn các mức tạ phù hợp nhất với thể trạng của bản thân nhé!

Thể Thao Đông Á chúc bạn luôn khỏe mạnh!

>>> Xem và lựa chọn ngay các mẫu đòn tạ giúp bạn có thể tự mình tập luyện với bộ môn cử tạ ngay tại nhà mỗi ngày nhé!

Câu hỏi thường gặp

Môn cử tạ hay cử tạ Olympic là bộ môn thể thao có sự yêu cầu cao về sức mạnh, dẻo dai và khả năng phối hợp các động tác kỹ thuật nâng tạ với trọng lượng tối đa có thể đạt được của người thực hiện.

Trong thi đấu, cử tạ gồm 2 nội dung là cử giật và cử đẩy.

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments