Mục lục

Cách Nhận Biết Hết Tăng Chiều Cao Ở Một Người, Các Phương Pháp Tăng Chiều Cao An Toàn Cho Trẻ!

Chiều cao của mỗi người sẽ dừng phát triển trong một thời điểm nhất định nào đó. Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy chiều cao không còn tăng trưởng? Hay làm sao để biết mình còn phát triển chiều cao

Những thông tin trong bài viết dưới đây của Thể Thao Đông Á sẽ giúp bạn đọc giải đáp toàn bộ các thắc mắc nói trên. Cùng theo dõi ngay nhé!

1. Tại sao chiều cao lại ngừng phát triển

Chiều cao của mỗi người được tăng lên do quá trình phát triển và dài ra của hệ thống xương khớp, mô sụn. Trong đó, chiều dài của các xương có sự thay đổi là sự có mặt của các đĩa tăng trưởng hoặc đầu xương.

Dưới tác động của các hormone tăng trưởng, hormone tuyến yến, hormone nội tiết tố,…được tiết ra trong cơ thể, các đĩa tăng trưởng được kích thích phát triển. Nhờ vậy, chiều cao có trạng thái đổi rõ rệt theo thời gian.

Chiều cao có xu hướng ngừng tăng trưởng sau 20 tuổi

Chiều cao có xu hướng ngừng tăng trưởng sau 20 tuổi

Tuy nhiên, hormone tăng trưởng GHG – chìa khóa vàng của sự phát triển chiều cao có xu hướng chỉ được sản xuất mạnh mẽ khi cơ thể trong độ tuổi dậy thì. Sau dậy thì, cơ thể suy giảm thậm chí là dừng tiết hormone tăng trưởng. Đây chính là nguyên nhân khiến chiều cao sau độ tuổi trưởng thành rất khó để thay đổi hoặc cũng có thể là dừng cao lên.

2. Làm sao để biết mình còn phát triển chiều cao?

Phần lớn mọi người đều muốn mình cao lên và đạt được một mốc chiều cao lý tưởng. Tuy nhiên, chiều cao hoàn toàn có thể ngừng lại với những thời điểm thậm chí là bạn không ngờ tới. Vậy làm sao để biết mình còn phát triển chiều cao?

Dưới dây là một số cách nhận biết hết tăng chiều cao mà bạn có thể tham khảo. Gồm có:

2.1. Tự đo lại chiều cao

Một trong những cách nhận biết hết tăng chiều cao mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà chính là đo và ghi lại mốc chiều cao của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn có thể ghi nhận bằng cách đánh dấu lên tường hoặc cánh cửa nhà.

Sau khoảng 3 tháng, bạn có thể đo lại chiều cao và so sánh với kết quả trước đó. Đây được đánh giá là phương pháp đơn giản nhất giúp để bạn giải đáp thắc mắc “làm sao để biết mình có cao được nữa không”.

Đo lại chiều cao là một cách để nhận biết bạn đã ngừng phát triển chiều cao chưa

Đo lại chiều cao là một cách để nhận biết bạn đã ngừng phát triển chiều cao chưa

>>> Bật mí các cách đo chiều cao tại nhà nhanh và chính xác nhất cho bé mà bố mẹ nên tham khảo!

2.2. Nhận biết theo độ tuổi

Theo các chuyên gia, một người có 3 giai đoạn để phát triển chiều cao mạnh mẽ là giai đoạn bào thai, 3 năm đầu đời và khi bước vào giai đoạn dậy thì. Trong đó, thời gian phát triển chiều cao mạnh mẽ nhất là khi tuổi dậy thì diễn ra. Cụ thể với mỗi giới tính như sau:

  • Nữ giới: bắt đầu từ năm 10 – 11 tuổi và kết thúc vào khoảng 15 – 16 tuổi.
  • Nam giới có xu hướng dây thì muộn hơn với thời gian bắt đầu từ khoảng 11 – 12 tuổi và kết thúc vào năm 17 – 18 tuổi.
Dậy thì là giai đoạn phát triển chiều cao tốt nhất của trẻ

Dậy thì là giai đoạn phát triển chiều cao tốt nhất của trẻ

Theo các chuyên gia, sau khi giai đoạn dậy thì kết thúc, mỗi người vẫn có khoảng 2 năm để chiều cao tiếp tục tăng trưởng. Song tốc độ tăng chiều cao lúc này là rất chậm và hạn chế. Từ năm 20 tuổi đổ đi, chiều cao gần như có xu hướng ngừng phát triển.

2.3. Nhờ đến y khoa

Nếu bạn vẫn không biết làm sao để biết mình còn phát triển chiều cao một cách chính xác và có cơ sở nhất thì việc dựa trên các kiến thức y khoa là giải pháp hợp lý nhất. Cách nhận biết hết tăng chiều cao với y khoa lúc này chính là chụp X – Quang để nhận biết mô sụn còn phát triển không.

Chụp x-quang mô sụn giúp nhận định bạn có phát triển chiều cao nữa không

Chụp x-quang mô sụn giúp nhận định bạn có phát triển chiều cao nữa không

>>> Xem ngay tiết lộ xương nào dài nhất trong cơ thể người được các chuyên gia giải đáp mà bạn có thể chưa biết!

Thông qua các hình ảnh X-quang, nếu bác sĩ nhận xét rằng phần sụn tăng trưởng của bạn vẫn còn hoạt động và mở thì chiều cao của bạn hoàn toàn có thể tiếp tục phát triển. Ngược lại, nếu mô sụn đã đóng thì quá trình tăng chiều cao của bạn đã kết thúc.

3. Các dấu hiệu nhận biết ngừng tăng chiều cao

Bên cạnh các cách nhận biết hết tăng chiều cao, bạn cũng có thể thông qua những dấu hiệu nhận biết ngừng tăng chiều cao để nhận định về khả năng cao thêm của mình. Trong đó, với mỗi giới tính nam và nữ sẽ có những đặc điểm nhận biết riêng biệt.

3.1. Dấu hiệu ngừng tăng chiều cao ở nam

  • Bộ phận sinh dục của nam giới phát triển với kích thước như người trưởng thành.
  • Hệ thống lông có dấu hiệu hoàn thiện ở bộ phận sinh dục, đùi trong, bụng,…
  • Nam giới bị vỡ giọng, bắt đầu mọc râu hoặc ria mép.
  • Không có sự thay đổi về size giày.
  • Chiều cao có xu hướng không tăng trong khoảng 3 – 5 tháng.

3.2. Dấu hiệu ngừng tăng chiều cao ở nữ

  • Chiều cao tăng rất chậm hoặc ngừng tăng trong thời gian dài.
  • Cơ quan sinh dục phát triển và hoàn thiện hơn. Chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện đều đặn.
  • Vòng 1 nở nang và đạt kích thước như của trưởng thành.
  • Hệ thống lông phát triển một cách toàn diện và đẩy đủ. Lông tơ dần được thay thế toàn bộ.

>>> Đọc ngay giải đáp ” có cách cao lên 10cm trong 1 tuần” hay không đến từ các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe!

4. Các nguyên nhân khiến chiều cao ngừng phát triển sớm ở trẻ nhỏ

Chiều cao ngừng phát triển quá sớm sẽ khiến trẻ không có điều kiện đạt được chiều cao lý tưởng. Trong đó, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngừng phát triển chiều cao sớm ở trẻ nhỏ, ví dụ như:

4.1. Béo phì

Trẻ nhỏ ăn quá nhiều gây ra tình trạng thừa cân, béo phì có thể là tác nhân làm hormone sinh trưởng được tiết ra từ tuyến yên ít hơn bình thường. Khi không có đủ lượng hormone tăng trưởng cần thiết, quá trình dài ra của xương không diễn ra.

Từ đó, khiến chiều cao ngừng, thậm chí là không thể phát triển tiếp.

Trẻ bị béo phì sẽ hạn chế phát triển về chiều cao

Trẻ bị béo phì sẽ hạn chế phát triển về chiều cao

4.2. Trẻ dậy thì quá sớm

Theo các chuyên gia, dậy thì quá sớm là một trong những nguyên nhân khiến chiều cao của trẻ ngừng phát triển sớm hơn thông thường. Lý do là bởi trẻ dậy thì sớm sẽ có thời gian để phát triển chiều cao ít hơn.

Chế độ ăn uống, di truyền, tâm lý tình dục – giới tính,… là yếu tố tác động lớn đến quá trình dậy thì sớm của trẻ.

4.3. Ăn nhiều tinh bột trong khẩu phần ăn

Tuy là một dưỡng chất cần thiết với cơ thể, nhưng việc ăn quá nhiều có thể khiến chỉ số đường huyết tăng cao và hạn chế sự sản sinh của hormone tăng trưởng. Do đó, quá trình phát triển chiều cao cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.

4.4. Thiếu ngủ

Hormone tăng trưởng được sản sinh nhiều nhất khi trẻ có một giấc ngủ say vào thời điểm từ 23h-1h sáng. Do đó, ngủ thiếu giấc, ngủ sai giờ cũng sẽ khiến quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ bị chậm lại.

Thiếu ngủ là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ

Thiếu ngủ là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ

>>> Đọc ngay “nên ngủ lúc mấy giờ để tăng chiều cao” được giải đáp từ chuyên gia mà bố mẹ nên biết để giúp bé có điều kiện phát triển tốt nhất về chiều cao!

4.5. Hạn chế vận động

Vận động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ. Trẻ hạn chế vận động khiến sức khỏe xương khớp bị hạn chế, giảm khả năng dài ra, tăng nguy cơ bị loãng xương và gẫy xương cao hơn bình thường.

5. Cách cải thiện chiều cao của trẻ trong độ tuổi phát triển

Theo các chuyên gia, một người sẽ rất khó để tăng chiều cao khi bước sang giai đoạn ngừng phát triển chiều cao. Lúc này, nếu tiếp tục muốn cải thiện chiều cao của mình thì phẫu thuật kéo dài chân là giải pháp mà bạn có thể áp dụng.

Tuy nhiên, phương pháp này thường khiến người thực hiện phải trải qua các cảm giác đau đớn, có nguy cơ gặp nhiều rủi ro và tốn rất nhiều chi phí. Thậm chí là ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng.

Chính vì vậy, tận dụng tối đa giai đoạn dậy thì và áp dụng các phương pháp tăng chiều cao an toàn là điều mà bố mẹ nên ưu tiên thực hiện dành cho trẻ nhỏ. Trong đó, bố mẹ có thể tham khảo và thực hiện với các cách tăng chiều cao an toàn sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý. Trong đó, bố mẹ nên ưu tiên các loại thực phẩm tăng chiều cao như hải sản, sữa, thịt đỏ,…
  • Cho trẻ tắm nắng hàng ngày để bổ sung thêm vitamin D. Vitamin D có trong ánh nắng tự nhiên giúp tăng cường quá trình hấp thụ canxi, cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Cho trẻ ngủ sớm, ngủ đúng giờ và đủ giấc.
  • Hạn chế việc cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử để có thời gian nghỉ ngơi và vận động hợp lý hơn.
  • Sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ chiều cao dành cho trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ nên tham khảo kỹ các sản phẩm trước khi sử dụng cho bé. Tốt nhất là nhờ tới sự tự vấn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Cho trẻ vận động, tập thể thao thường xuyên tối thiểu từ 40 – 50 phút/ngày. Trong đó, nên ưu tiên các môn thể thao giúp tăng chiều cao nhanh nhất như bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền,…
Vận động và tập thể dục thể thao giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn

Vận động và tập thể dục thể thao giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn

>>> Xem chi tiết cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì mà bố mẹ không nên bỏ lỡ nếu muốn bé đạt được chiều cao lý tưởng nhất!

6. Kết luận

Trên đây là những thông tin giải đáp về thắc mắc “làm sao để biết mình còn phát triển chiều cao” mà Thể Thao Đông Á muốn chia sẻ với bạn đọc. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bố mẹ có thể nắm rõ hơn quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Từ đó, tạo điều kiện để trẻ có thể phát triển chiều cao một các tối ưu.

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp cải thiện chiều cao nói trên, bố mẹ có thể sử dụng máy tập thể dục tăng chiều cao dành cho trẻ. Với những ưu điểm như kích thích sự phát triển chiều cao, làm thẳng cột sống, chỉnh sử tư thế của cột sống, giảm đau nhức lưng,… đây đã và đang là sản phẩm được nhiều dùng ưa chuộng. Cũng như được các chuyên gia khuyên dùng để hỗ trợ tăng trưởng chiều cao cho trẻ nhỏ thông qua tập luyện.

Khi cần được tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ 0976.066.222 để biết thêm chi tiết!

>>> Lúc này, bạn có thể đọc ngay giải đáp “Máy tăng chiều cao có hiệu quả không” nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về những tác dụng mà sản phẩm mang lại!

Câu hỏi thường gặp

Có nhiều các để nhận biết bạn có cao được nữa không như:

  • Đo và kiểm chứng sự phát triển chiều cao trong một thời gian dài (khoảng 3 – 5 tháng).
  • Chụp X-quang.
  • Dựa vào độ tuổi.

Xem bài viết để biết chi tiết!

Khi bước qua tuổi dậy thì, lượng hormone tăng trưởng sản sinh ra ít hơn hoặc không sản sinh ra nữa. Chính vì vậy, xương khớp và mô sụn không thể dài ra. Điều này khiến chiều cao ngừng phát triển.

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments