Mục lục

Bật Mí Chi Tiết Cách Ôm Cua Xe Đạp Theo Kinh Nghiệm Của Dân “Lành Nghề”!

Nếu thường xuyên tham gia đạp xe đường trường thì các khúc cua là một trong những “giai đoạn” để người đi thể hiển “trình độ” của mình. Vậy ôm cua xe đạp là gì? Bạn đã biết cách ôm cua xe đạp chính xác và an toàn nhất chưa? Xem ngay bài viết dưới đây của Thể Thao Đông Á để có cho mình những chia sẻ hữu ích nhất về quá trình, cách ôm cua xe đạp nhé!

1. Ôm cua xe đạp là gì?

Ôm cua xe đạp được hiểu là kỹ thuật người đi cần thực hiện khi bước vào các khúc cua. Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, bạn sẽ thấy ôm cua xe đạp rất đơn giản và dễ thực hiện.

Tuy nhiên, trên thực tế, cách ôm cua xe đạp đòi hỏi nhiều yếu tố khác quan như góc đánh lái, trục xe cơ sở, góc nghiêng xe,… Và đặc biệt là kỹ năng của người lái. Trong đó, kỹ năng đánh lái và bóp phanh được đánh giá là quan trọng nhất khi thực hiện “ôm cua”.

Ôm cua xe đạp

Ôm cua xe đạp

>>> Bật mí cách drift xe đạp như tay đua chuyên nghiệp mà bạn có thể tham khảo và áp dụng!

2. Công thức tính góc ôm cua xe đạp

Khi thực hiện “ôm cua” xe đạp, góc ôm cua được tính theo công thức như sau:

θ=arctan( v^2 /gr )

Trong đó:

  • θ là độ nghiêng của xe (radian)
  • v là tốc độ đi của xe (m/s)
  • g = 9.81 m/s2 là gia tốc
  • r chính là bán kính đường cua (m).
Tốc độ càng nhanh, góc ôm cua càng lớn

Tốc độ càng nhanh, góc ôm cua càng lớn

>>> Xem ngay chi tiết cách sử dụng xe đạp thể thao đúng cách theo lời khuyên của các tay biker chuyên nghiệp mà bạn cần biết!

Dựa theo công thức, có thể nhận thấy, với cùng một góc cua, khi thực hiện cách cua xe đạp với tốc độ cao hơn, gốc cua xe cũng sẽ cao hơn. Ví dụ cụ thể như sau: Với một đường cua có bán kính đường cua là 10m.

  • Người lái đi với vận tốc 20km/h thì góc cua tương đương là 17 độ.
  • Người lái đi với vận tốc 40km/h thì góc cua tương đương là 51 độ.

3. Cách ôm cua xe đạp chính xác

Cách ôm cua xe đạp được thực hiện với 2 giai đoạn như sau:

3.1. Giai đoạn bắt đầu

  • Người lái tiến hành quan sát từ điểm mở cua đến đỉnh của cua.
  • Định hình và tính toán hướng đi của mình. Điều này giúp bạn có tâm lý và định hướng tốt nhất trước khi bắt đầu vào khúc cua.
  • Từ từ giảm tốc độ để tiến hành rẽ sát vào góc cua nhằm tránh điểm mù.
Người đạp xe phải chú ý quan sát khúc cua trước khi thực hiện ôm cua

Người đạp xe phải chú ý quan sát khúc cua trước khi thực hiện ôm cua

>>> Bật mí “Đạp xe có giảm cân không” theo giải đáp và tư vấn của các chuyên gia sức khỏe!

3.2. Giai đoạn thực hiện cua xe

  • Khi bắt đầu nghiêng xe đạp vào góc cua, bạn cần thực hiện bo ngay.
  • Giữ vững lực dồn tại bàn đạp. Mắt tập trung vào hướng của góc cua.
  • Khi ở tư thế chạy thấp người, hãy để cẳng tay và lưng luôn thẳng. Điều này giúp bạn hạ ổn định và thăng bằng cơ thể tốt hơn khi hạ thập trọng tâm.
  • Cách ôm cua xe đạp là chính xác và an toàn khi bạn chú trọng tới tốc độ và thả lực phanh hợp lý. Với phanh đĩa hãy phản phanh bánh sau trước tiên, sau đó mới chuyển sang bánh trước.
Tiến hành ôm cua xe đạp

Tiến hành ôm cua xe đạp

>>> Bật mí cách bảo dưỡng xe đạp thể thao giúp bạn cảm thấy hài lòng hơn với “người bạn đồng hành” của mình!

Cùng với việc thực hiện đúng theo các giai đoạn ôm cua xe đạp, người đi cần giữ một tinh thần bình tĩnh nhất, tập trung tốt tinh thần và duy trì tay lái của mình.

4. Các lưu ý khi thực hiện ôm cua xe đạp là gì?

Để có được cách ôm cua xe đạp tốt nhất và đảm bảo an toàn nhất, bạn cần lưu ý tới những vấn đề sau:

  • Kiểm tra phanh trước khi vào cua. Phanh xe chính xác, chắc chắn giúp bạn chủ động thực hiện các kỹ thuật, cách ôm cua chính xác mà vẫn đảm bảo an toàn.
  • Chú ý quan sát trong suốt quá trình chuẩn bị vào cua và thực hiện khúc cua. Bạn nên quan sát các chướng ngại vật có thể gây ra nguy hiển như ổ gà, các phương tiện xung quanh. Kỹ năng này sẽ cần phải luyện tập thường xuyên để chủ động hơn khi cua xe.
  • Khi thực hiện ôm cua, không tiến hành đạp xe. Nguyên nhân là khi ôm cua, bàn đạp của bạn có thể đập xuống đất. Nếu thực hiện đạp xe ngay vào thời điểm này, nguy cơ ngã xe là hoàn toàn có thể xảy ra.
Trước khi ôm cua xe đạp, nên kiểm tra kỹ phanh của xe

Trước khi ôm cua xe đạp, nên kiểm tra kỹ phanh của xe

>>> Click và xem chi tiết cách đạp xe giúp chân thon trong thời gian ngắn mà chị em không nên bỏ qua!

5. Kết luận

Trên đây là toàn bộ các chia sẻ, hướng dẫn về cách ôm cua xe đạp mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc. Đạp xe đường trường cũng là một hình thức trải nghiệm thú vị giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện các giới hạn chịu đựng của bản thân hay giảm béo.

Tuy nhiên, với những người không có quá nhiều thời gian hoặc không có đủ điều kiện về “sức khỏe” để thực hiện đạp xe đường trường, đạp xe trải nghiệm thực tế thì sử dụng các thiết bị hỗ trợ tập luyện. Trong đó, xe đạp tập thể dục tại nhà là phù hợp hơn cả.

Với xe đạp tập thể dục tại nhà, bạn có thể dễ dàng tập luyện mọi lúc mọi nơi, tập với nhiều chế độ, bài tập khoa học tốt cho sức khỏe hay quá trình giảm cân cải thiện vóc dáng. Đặc biệt, nắm được tâm lý người dùng, các mẫu xe đạp tại nhà còn có nhiều kiểu dáng, cách thức hay đối tượng tập luyện. Ví dụ như xe đạp tập thể dục chức năng cho người già, xe đạp toàn thân, xe đạp đa chức năng,…

Do đó, khi có nhu cầu hoặc ý định tập luyện tại nhà, bạn hoàn toàn có thể thử trải nghiệm với phương pháp này nhé.

Bài viết của Đông Á Sport đến đây là kết thúc. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để có cho mình những thông tin – kiến thức mới bổ ích nhất nhé!

>>> Xem ngay các mẫu xe đạp tập thể dục tại nhà phù hợp với mọi đối tượng mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn ngay hôm nay!

Câu hỏi thường gặp

Để có cách ôm cua xe đạp an toàn, chính xác bạn nên:

  • Kiểm tra kỹ phanh xe.
  • Quan sát xung quanh.
  • Không đạp xe khi ôm cua.
  • Giữ tâm lý ổn định.

Khi cần mua xe đạp tập thể dục chính hãng, giá rẻ, vui lòng liên hệ 0976.066.222 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments